“Mô hình tự quản là gì? Liệu không có sếp thì có hoạt động trơn tru không? Có giống như mô hình Hợp Tác Xã không?”

Đây là những câu hỏi mà Eco Mobile từng nhận được trong quá trình phỏng vấn. Rất nhiều ứng viên đến với Eco Mobile đã đặt ra những câu hỏi này. Hãy để Eco Mobile trả lời nhé!

Mô hình tự quản là gì?

Khi tìm hiểu về Eco Mobile, nhiều người nhận thấy Công ty hoạt động theo mô hình tự quản, không có quản lý cấp trung, leader,… Tuy nhiên, không nhiều bạn có thể hiểu kĩ càng về mô hình này. Vì trên thực tế, mô hình như vậy không quá phổ biến tại nhiều Công ty. Chính điều này sẽ dễ gây hiểu nhầm, hiểu sai về Eco Mobile.

Trên thực tế, mô hình tự quản không có nghĩa là vô kỷ luật, thích làm gì thì làm, không có ai giao việc, không được học tập từ các vị trí chuyên môn. 

Theo định nghĩa, Eco Mobile hoạt động theo mô hình các nhóm liên chức năng tự quản – không có các tầng lớp quản lý. Các nhóm liên chức năng hoạt động như một Startup trong hệ sinh thái khởi nghiệp mobile app. Nhóm liên chức năng bao gồm đầy đủ các vai trò tối thiểu: Technology, Designer, Product Owner cùng nhau phát triển một hay nhiều sản phẩm khác nhau. Mỗi vai trò sẽ được phụ trách chính, đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chuyên môn của mình. Tất cả các thành viên trong nhóm liên chức năng đều có một mục tiêu chung là phát triển sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt nhất dành cho người dùng.

Còn cụ thể như thế nào, hãy cùng đọc tiếp bài viết nhé!

Làm việc theo mô hình tự quản sẽ ra sao? 

Như trong định nghĩa đã mô tả, Eco Mobile không hề có quản lý, nhưng trong 1 nhóm sẽ có đủ các vai trò tối thiểu, đủ để hoạt động. Điều này cũng giống như các Công ty start-up. Các thành viên của Eco Mobile sẽ cần phải tìm những phương pháp tiết kiệm nguồn lực toàn diện để phát triển sản phẩm. Từ đó, team vẫn sẽ tìm được cách để tận dụng được tối đa nguồn lực để phát triển sản phẩm, tối ưu doanh thu. Sau thời gian làm theo hướng này, thì kể cả team muốn mở rộng quy mô thì cũng dễ dàng, tránh được tình trạng dư thừa nhân sự, lãng phí nguồn lực. 

Cho đến thời điểm hiện tại, các team tại Eco Mobile đều có số lượng nhân sự lớn hơn 3, nhiều vị trí như DEV có đến 3-4 nhân sự, Product Owner cũng có 2 nhân sự, cùng với đó là một vài cộng tác viên hỗ trợ cho mỗi vị trí ở các team. Điều này cho thấy team đã mở rộng quy mô từ từ, hợp với nhu cầu của mỗi team, tránh việc tuyển người ồ ạt. Mô hình này hoàn toàn đi theo giá trị cốt lõi “tinh gọn” của Eco Mobile.

Một team tại Eco Mobile

Chưa kể, không chỉ riêng vấn đề nhân sự, đến cả chiến lược phát triển sản phẩm cũng được vạch ra rõ ràng, tập trung các yếu tố cốt lõi cho từng giai đoạn để tránh gây lãng phí. Thực hiện trong thời gian dài, Eco Mobile đã tạo được một mô hình tối ưu, tối đa hóa lợi nhuận và nguồn lực. 

Động lực làm việc theo mô hình tự quản đến từ đâu? 

Rất nhiều người nhầm lẫn mô hình tự quản với Hợp Tác Xã và lo ngại rằng các thành viên trong team sẽ không làm việc với hiệu suất như nhau. Điều này là không chính xác. 

Có hai yếu tố chính đã và đang ảnh hưởng đến động lực của các thành viên trong cùng team: Sản phẩm và sự giao tiếp trong team

Cố gắng để mang lại cho người dùng sản phẩm tốt nhất

Trước tiên, mỗi vai trò trong team tại Eco Mobile đều đảm đương những chuyên môn khác nhau. Sự thành công của ứng dụng không chỉ đến từ một vị trí, mà cần sự hợp tác nhịp nhàng giữa Công Nghệ – Thiết kế và phát triển – marketing sản phẩm. Tại Eco Mobile, không vai trò nào được đánh giá là quan trọng hơn vai trò nào. 

Dù cho bạn có đang phụ trách chuyên môn nào, thì mục tiêu lớn nhất của tất cả các thành viên đều là phát triển sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt nhất dành cho người dùng. Khi có chung một mục tiêu lớn, không cần ai giao việc, bất cứ khi nào sản phẩm gặp vấn đề, thì tất cả các thành viên sẽ phải xem lại phần chuyên môn để tìm ra vấn đề. Khi đó, họ sẽ biết cần phải làm gì tốt nhất trong khả năng để mang lại cho người dùng sản phẩm có chất lượng ổn định. 

Tất cả các thành viên đều muốn mang lại cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất

Động lực làm việc còn đến từ giao tiếp và gắn kết

Tất cả các thành viên trong nhóm liên chức năng đều biết được tiến độ công việc, hiệu quả công việc và thậm chí là chiến lược phát triển sản phẩm của những thành viên khác. Tùy theo mỗi team lại có văn hóa và thói quen khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung là tất cả các thành viên trong các team đều rất tích cực giao tiếp với nhau, thường xuyên tổ chức những buổi họp daily, để kể cho nhau nghe, nói cho nhau biết nên làm gì, có chiến lược gì,… 

Tất cả những thông tin này sẽ giúp tất cả các thành viên thực sự hiểu được công việc của nhau, cùng với đó sẽ biết được tình trạng của sản phẩm, tránh để bản thân rơi vào mô-típ cũ: Giao việc – nhận task. Cho đến khi tiến độ hoặc sản phẩm có vấn đề thì đổ lỗi chồng chéo. Chưa kể, việc chia sẻ lâu dần sẽ mang lại cho các thành viên khác một lượng kiến thức nhất định, có thể họ sẽ chính là người tham vấn cho các thành viên còn lại trong việc đưa ra các quyết định lớn, ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm. 

Chưa kể, việc giao tiếp sẽ giúp các thành viên hiểu thêm về khó khăn của nhau, hiểu về phần việc của các thành viên khác, theo đó sẽ dễ dàng đồng cảm, xây dựng suy nghĩ: Làm việc vì một mục tiêu chung. 

Những hoạt động giao tiếp, tạo sự gắn kết trong team là vô cùng quan trọng

Có thể nói, giao tiếp giúp team vừa có sự gắn kết, lại khiến mọi người hiểu được những khó khăn, khúc mắc trong công việc, tránh việc hiểu nhầm gây mất đoàn kết. 

Mô hình tự quản thì học tập, phát triển chuyên môn ra sao? 

Khác với nhiều Công ty khác, bạn sẽ không ngồi trong 1 phòng chuyên môn để làm việc cùng nhau. Thay vào đó, Eco Mobile có những club chuyên môn, để các bạn không làm việc cùng nhau nhưng vẫn có những hoạt động chung, vừa nâng cao gắn kết lại tăng được kiến thức chuyên môn. 

Eco Mobile có 3 câu lạc bộ tương đương với 3 vị trí công việc: CLB Product Owner, CLB Tech và CLB Design. Cả 3 câu lạc bộ đều được duy trì những hoạt động: Tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức, đào tạo nội bộ, test sản phẩm chéo, cùng nhau học hỏi các công nghệ mới, tổ chức các chuyến đi/ hoạt động team building gắn kết,…

Mỗi quý/ nửa năm, các câu lạc bộ sẽ bình bầu lên các “chủ nhiệm” – là người lập kế hoạch về các hoạt động cho câu lạc bộ, đồng thời là người khởi xướng và quản lý các hoạt động đó. Chính chủ nhiệm sẽ có trách nhiệm giữ cho công việc của câu lạc bộ được trơn tru và đều đặn. 

Một buổi chia sẻ kiến thức

Ngoài các hoạt động câu lạc bộ chuyên môn, Eco Mobile cũng rất khuyến khích nhân sự học hỏi các kiến thức mới. Vậy nên, các buổi chia sẻ kiến thức toàn Công ty, cho nhân sự tham gia các sự kiện lớn trong ngành, mời các giáo viên/ giảng viên uy tín về dạy tại Công ty,… luôn được đẩy mạnh. 

Đó là cách duy trì hoạt động học hỏi và phát triển chuyên môn trong mô hình tự quản.

Kết luận: 

Dù còn mới mẻ và ít được áp dụng trên nhiều Công ty, nhưng sau 5 năm hoạt động, Eco Mobile nhận thấy phương pháp quản lý hiện tại là đúng đắn, vừa giúp nhân sự gắn kết và phát triển đồng đều, vừa tối ưu hóa lợi nhuận và nguồn lực. 

Nếu bạn cũng đang muốn trải nghiệm phong cách quản lý đặc biệt này thì hãy theo dõi thông tin tuyển dụng của Eco Mobile TẠI ĐÂY nhé!


Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng Master App TẠI ĐÂY


Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan