Đa phần các user dành trung bình bốn giờ mỗi ngày để sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh. Nếu bạn muốn ứng dụng của mình trở thành một trong số các ứng dụng được người dùng yêu thích, thì bạn nên cải thiện trải nghiệm người dùng đầu tiên!

Theo nhiều nghiên cứu, những ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất chính là ứng dụng giúp đơn giản hóa cuộc sống của user. Cụ thể, khi dùng điện thoại, người dùng thường có xu hướng thực hiện một trong ba công việc sau: 

  • Thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tập trung ngắn như kiểm tra số dư hoặc tiến hành tìm kiếm một điều gì đó
  • Định hướng bản thân tới một điểm: Tìm kiếm đường trên bản đồ, tìm điểm ăn/ chơi gần đó
  • Giết thời gian bằng cách đọc tin tức, lướt mạng xã hội trong thời gian rảnh hoặc cần phải chờ đợi điều gì đó

Trong những khoảnh khắc tương tác với điện thoại thông minh, người dùng thường chỉ có một khoảng thời gian hạn chế với mục tiêu rõ ràng. Vậy nên, họ muốn có được những trải nghiệm tốt nhất, những tác vụ được sắp xếp hợp lý để mang lại thao tác nhanh nhất, đạt được kết quả như kỳ vọng ngay lập tức. 

Vậy nên, có thể thấy nâng cao trải nghiệm người dùng là một điều thiết yếu trong bất cứ chiến lược phát triển sản phẩm nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi: Trải nghiệm người dùng là gì? Tại sao phải quan tâm trải nghiệm người dùng, và làm thế nào để nâng cao trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về việc làm thế nào để thiết kế phù hợp với trải nghiệm người dùng cho riêng ứng dụng của bạn

Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng là gì? 

Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng dành cho thiết bị di động là tất cả các tương tác người dùng thao tác trên ứng dụng trên các thiết bị cầm tay (bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị đeo)

Tại đó, trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện (UI) luôn song hành với nhau. Nếu UX quan tâm đến trải nghiệm và hành trình tổng thể của người dùng trong ứng dụng, thì UI đảm nhiệm phần giao diện, bao gồm ngôn ngữ thiết kế và các thành phần mà người dùng tương tác.

Sự khác biệt giữa UX và UI

Tại sao bạn nên bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về cải thiện trải nghiệm người dùng trong ứng dụng?

Theo nghiên cứu, ¾ người dùng internet (tương đương với gần 3,7 tỷ người) vào năm 2025, sẽ truy cập web thông qua điện thoại thông minh. Và chính những người dùng đó sẽ luôn mong muốn có được trải nghiệm tốt với tốc độ cao, dễ sử dụng, mang lại nhiều điều tiện lợi. 

Kết hợp số liệu này với số liệu thực tế: Có tới 38% người dùng sẵn sàng tải một ứng dụng để mua hàng, nhưng ½ sẽ gỡ cài đặt ngay sau khi hoàn tất giao dịch. Thậm chí, có tới 1 nửa số ứng dụng bị gỡ cài đặt trong vòng 30 ngày sau khi tải. 

Và thật đáng ngạc nhiên, người dùng trung bình chỉ tương tác thường xuyên với 5 ứng dụng có trong máy của họ. 

Có một cách rất hiệu quả để cải thiện retention của người dùng cũng như duy trì sự chú ý của họ, chính là cải thiện UX – trải nghiệm người dùng. Nếu ứng dụng giải quyết được những mong muốn của người dùng, giúp họ cảm thấy hài lòng với trải nghiệm vì sự nhanh chóng, tiện lợi thì chắc chắn DAU (Daily Active User) của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể nhờ tăng giá trị trọn đời của người dùng (Lifetime value)

Nói tóm lại, bạn phải liên tục tìm cách đơn giản hóa cuộc sống của người dùng, tạo ra trải nghiệm phù hợp với từng ngữ cảnh sử dụng. Khi bạn tập trung đủ vào việc tạo ra trải nghiệm đơn giản, thì UX của bạn có thể tiến lên nhiều bước, từ “bình thường” hoặc “đủ tốt” leo lên xuất sắc!

Người dùng luôn có nhu cầu cải thiện tốc độ trong ứng dụng 

Chúng tôi có rất nhiều mẹo bên dưới về cách để cải thiện trải nghiệm người dùng trong ứng dụng, nhưng trước hết, hãy xem xét đến vấn đề này: Có tới 70% người dùng sẽ từ bỏ một ứng dụng nếu họ mất quá nhiều thời gian để tải. Và “quá lâu” ở đây là khoảng 5 giây!

Ứng dụng có thể đang có thiết kế đẹp cùng những tính năng tuyệt vời nhất, nhưng nếu hiệu suất cùng tốc độ tải kém, chắc chắn sẽ không có user nào đủ kiên nhẫn để trải nghiệm nó. 

Mặt khác, bạn cũng cần đảm bảo ứng dụng có thể hiển thị và hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị. Và cũng hãy hạn chế các sự cố như crash hoặc ARN ở mức tối đa!

Sự khác biệt chính giữa trải nghiệm người dùng trên máy tính và thiết bị di động

Hai thiết bị này có rất nhiều sự khác biệt

Có nhiều sự khác biệt giữa trải nghiệm người dùng trên máy tính và thiết bị di động. Hãy cùng nhìn vào những điểm chính

  1. Không gian làm việc:

Với máy tính để bàn, người dùng có thể mở nhiều tab và ứng dụng để thực hiện đa nhiệm, đồng thời có bàn phím với kích thước đầy đủ cùng không gian làm việc vật lý ổn định và thoải mái hơn. Hơn nữa, chúng thường cố định và có ánh sáng ổn định.

Tuy nhiên, trên thiết bị di động, người dùng thường có thói quen tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất. Họ có thể ở bất cứ đâu: Một không gian xa lạ, thực hiện nhiều công việc cùng một lúc (vừa nhận đồ, vừa giặt quần áo vừa sử dụng,…) hoặc thậm chí họ có thể bị hạn chế về băng thông. 

  1. Không gian hiển thị và định hướng màn hình

Người dùng máy tính để bàn có thể đang sử dụng một hoặc nhiều màn hình có kích thước đầy đủ, độ phân giải cao, dễ dàng xem và cuộn để hiển thị được nhiều chi tiết

Tuy nhiên, màn hình di động rõ ràng là bị hạn chế hơn, do đó, bạn cần đặt những nội dung quan trọng và các nút CTA ở những màn đầu tiên, dễ nhìn và được chú ý nhiều nhất. 

  1. Ngôn ngữ hình ảnh và tín hiệu

Việc thiết lập một ngôn ngữ thiết kế rõ ràng là điều cần thiết đối với các thiết bị di động. Điều này thực sự cần thiết khi bạn cần đưa người dùng từ màn này sang màn khác một cách mượt mà nhất.

Giao diện di động chủ yếu dựa vào các biểu tượng phổ biến và dễ nhận biết để cho người dùng hiểu về các hành động và tính năng phổ biến (ví dụ: biểu tượng ba dấu gạch biểu tượng cho menu đang được thu gọn)

Vậy nên, hãy chắc chắn rằng các kí hiệu bạn đang sử dụng phổ biến, thông dụng đủ để người dùng hiểu được. 

Nhờ UX, bạn có thể tạo ra các chuyển đổi đáng nhớ

Việc mang lại trải nghiệm người dùng tốt cũng giống như việc bạn đang tiếp thị về sản phẩm khi đã có những hiểu biết sâu về chính khách hàng của mình. UX sẽ mang lại cho user sự cộng hưởng của những tính năng hữu ích trong ứng dụng và trải nghiệm tuyệt vời.

Khi nghiên cứu sâu về việc cải thiện UX trong ứng dụng, bạn nên theo dõi các KPI sâu của ứng dụng như: Thời gian 1 phiên, số lượng màn hình người dùng xem/ mỗi lượt truy cập, số lần hoàn thành sự kiện trong ứng dụng,… Tất cả những thông số đó đều có thể tiết lộ cho bạn biết điều gì khiến người dùng hài lòng, điều gì đang cản trở họ trải nghiệm ứng dụng mượt mà hơn. Bằng cách xem kỹ những điểm tương tác cuối của họ, bạn có thể nhận thấy họ đang ngừng truy cập ở bước nào. 

Ví dụ, việc gửi thông báo về việc tặng người dùng phiếu mua hàng có thể làm gián đoạn quy trình mua sản phẩm của người dùng. Một việc tưởng chừng như mang lại lợi ích cho user lại khiến họ ngưng sử dụng app.

Nghiên cứu đã cho thấy 46% user khi gặp sự gián đoạn trong trải nghiệm sẽ từ bỏ luôn quá trình phía sau. 

Vậy nên, những người nghiên cứu về UX của sản phẩm rất nên chu ý vào việc làm thế nào để có những khoảnh khắc thích hợp, vừa làm người dùng hài lòng với những tính năng của sản phẩm, vừa không làm gián đoạn trải nghiệm trơn tru của họ. Những thông điệp mà bạn đưa ra cũng cần phải đúng thời điểm để không làm họ sao nhãng. Mặc dù khoảnh khắc tương tác của ứng dụng có thể nhỏ, nhưng chúng lại có khả năng tác động rất lớn.

Như vậy, có thể nói, trải nghiệm người dùng chính là chìa khóa để ứng dụng được thị trường chấp nhận. 

A/B Testing – vũ khí bí mật tạo nên UX thành công

A/B Testing miêu tả việc bạn chạy song song hai tùy chọn khác nhau, từ đó có sự so sánh để chọn ra phiên bản tốt hơn. Đây là một công cụ rất mạnh để cải thiện UX của bạn. 

Các Designer luôn có vô vàn những ý tưởng tuyệt vời. Thế nhưng, đáng buồn là không phải những gì chúng ta thích đều thành công. Trải nghiệm người dùng tương đối mang tính cá nhân hóa, đôi khi, bạn sẽ không thể tưởng tượng rằng phương án đơn giản lại được user ưa chuộng hơn cả, thay vì phương án vô cùng kỳ công mà bạn đã nghĩ đến. Việc đánh giá kết quả dựa trên số liệu sẽ mang lại cho bạn ánh nhìn khách quan hơn về vấn đề.

Ví dụ, bạn đang thử nghiệm việc đặt nút CTA ở nhiều vị trí khác nhau, xem vị trí nào sẽ được user click nhiều nhất. Bạn đã làm tất cả những gì có thể, từ thay đổi nội dung trên trang chủ, chỉnh sửa lại viên hoặc thậm chí là xây dựng những kịch bản khác nhau để thu hút người dùng click. 

Thế nhưng, không phải phương án nào cũng thành công. Để đảm bảo rằng bạn sẽ chọn ra được phương án tốt nhất, hãy chỉ test 1 yếu tố tại 1 thời điểm. 

Ngoài ra, hành vi và sở thích của người dùng cũng có thể liên tục thay đổi theo thời gian, vậy nên hãy A/B Testing liên tục để chọn ra phương án tốt nhất vào thời điểm đó.

Kết

Trên hết, khi thiết kế các tính năng hoặc phát triển quy trình trong ứng dụng, hãy tự hỏi làm thế nào để mọi thứ đơn giản hơn, nhanh hơn, mượt mà hơn và thú vị hơn cho người dùng của mình. Công nghệ có thể giúp bạn, nhưng không gì thay thế được việc kiểm tra, đánh giá và phản hồi chân thực của người dùng.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App và tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan