Theo các chuyên gia, “các thông tin mà người dùng nhận được trên các thiết bị di động ít hơn tới 50% thông tin trên máy tính. Điều đó có nghĩa rằng nội dung, điều hướng cũng như các yếu tố phải trực quan gấp đôi so với trên máy tính, để người dùng vẫn […]

Theo các chuyên gia, “các thông tin mà người dùng nhận được trên các thiết bị di động ít hơn tới 50% thông tin trên máy tính. Điều đó có nghĩa rằng nội dung, điều hướng cũng như các yếu tố phải trực quan gấp đôi so với trên máy tính, để người dùng vẫn nắm được nội dung mà bạn muốn truyền tải. 


Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi:

1. Cho người dùng thấy được những gì họ cần phải thấy!

  • Bạn KHÔNG NÊN lãng phí bất cứ không gian nào trong màn đầu tiên. Những nút CTA hay điều hướng mà bạn mong muốn người dùng chú ý cần phải được thể hiện rõ ràng với nội dung trực tiếp, dễ tiếp thu. 
  • Bạn NÊN giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các tác vụ cơ bản bằng cách thiết kế đơn giản. 
  • Bạn NÊN sử dụng các biểu tượng nhỏ để điều hướng hành động của người dùng, ví dụ như nhập text vào box hoặc ấn nút để bật,…
  • Bạn NÊN có các phản hồi hệ thống và xác thực thao tác để cho người dùng hiểu rằng điều gì đó đang xảy ra. Ngoài ra, những tương tác động mang tính giải trí sẽ vô cùng hữu ích khi cần người dùng chờ đợi điều gì đó, thay vì bắt họ nhìn chằm chằm vào dòng chữ “chúng tôi đang xử lý” hoặc “hệ thống đang loading”,…
  • Bạn NÊN giúp việc tìm kiếm yêu cầu trợ giúp của người dùng trở nên đơn giản hơn, chẳng hạn như người dùng chỉ cần ấn vào nút để bắt đầu cuộc gọi hoặc trò chuyện với tổng đài viên. 

2. Hãy giúp người dùng làm quen với ứng dụng nhanh hơn!

  • bạn KHÔNG NÊN ẩn chức năng tìm kiếm trong menu
  • Bạn KHÔNG NÊN bắt người dùng chụm tay lại để phóng to hình ảnh hoặc sử dụng thao tác cuộn ngang
  • Bạn NÊN cho người dùng 1 cách thức đơn giản (Có thể là chỉ với một lần click) để quay lại trang chủ
  • Bạn NÊN chắc chắn rằng các nút, liên kết, nội dung quan trọng của ứng dụng luôn được hiển thị rõ ràng. Các mục phụ có thể nằm gọn trong menu thu gọn hoặc trượt ra nếu cần, nhưng những mục chính luôn cần được hiển thị ra rõ ràng!
Bạn KHÔNG NÊN ẩn chức năng tìm kiếm trong menu

3. Loại bỏ những “vật cản” làm gián đoạn luồng trải nghiệm của người dùng

  • Bạn KHÔNG NÊN bắt người dùng bắt đầu lại từ đầu khi họ chuyển sang sử dụng thiết bị di động. Điều này sẽ tạo tính liên tục giữa trải nghiệm trên máy tính để bàn và thiết bị di động. Nếu không thể giữ lại toàn bộ dữ liệu, thì hãy giữ lại nhiều nhất có thể. 
  • Bạn KHÔNG nên làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng với cửa sổ mới bật lên
  • Bạn NÊN chia nhỏ các quy trình gồm nhiều bước thành các nhiệm vụ nhỏ

4. Giúp mọi yếu tố trên màn hình được hiển thị đầy đủ

  • Bạn KHÔNG NÊN sử dụng những nút quá nhỏ trên màn hình, khó ấn và khó nhìn thấy
  • Bạn KHÔNG NÊN gây khó khăn cho việc nhập liệu bằng bất cứ cách nào. Ví dụ bạn có thể sử dụng lịch trực quan để user dễ dàng trong việc chọn ngày thay vì các menu thả xuống. Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ cho các biểu mẫu đơn giản nhất bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp những dữ liệu ngắn và quan trọng nhất. Ngoài ra, với những phần yêu cầu cung cấp thông tin bằng số (số CCCD, số thẻ tín dụng,…) thì bạn hoàn toàn có thể cung cấp bàn phím số thay vì bàn phím thường
  • Bạn KHÔNG NÊN thêm quá nhiều hình ảnh động để tránh gây phiền nhiễu, giảm sự chú ý của người dùng vào những thành phần chính. Hãy đảm bảo rằng mọi yếu tố bạn để trong ứng dụng đều cần có mục đích.
  • Bạn NÊN tạo một sự nhất quán trong kiểu chữ, màu sắc,… để tránh gây hiểu nhầm, khó chịu cho user
  • Bạn NÊN để tâm đến việc user có thể thao tác bằng một tay, tiện cho quá trình sử dụng, vì theo nghiên cứu có tới 85% user tương tác với màn hình chỉ bằng một ngón tay cái

5. Chú ý tới yêu cầu của người dùng

  • bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng mua IAP trước khi cho họ trải nghiệm tính năng của ứng dụng
  • Bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập dữ liệu mà không đưa ra cho họ lý do rõ ràng
  • Bạn NÊN cho phép đăng nhập 1 lần (ví dụ có thể đăng nhập bằng Facebook hoặc Google
  • Bạn NÊN cho user cơ hội thanh toán lại nếu thanh toán bị lỗi với bất cứ lý do nào

6. Bạn nên đảm bảo người dùng có thể dễ dàng quen thuộc với ứng dụng

  • Bạn NÊN đảm bảo thiết kế sẽ phù hợp với tất cả người dùng, kể cả những người khuyết tật về thể chất, khiếm thị,… Hãy làm cho mọi thứ trở nên đơn giản nhất có thể
  • Bạn NÊN chấp nhận sự đa dạng. User càng đa dạng, càng có khả năng bộ lộ những quan điểm và đưa ra các dạng trải nghiệm khác nhau. Hãy thu thập ý kiến và cải tiến sản phẩm
  • Bạn KHÔNG NÊN quên tìm hiểu về người dùng. Tìm hiểu càng sâu, càng biết họ là ai, thì ứng dụng của bạn càng sát với nhu cầu và mong muốn của họ
Càng biết rõ về user, ứng dụng của bạn càng tiến sát tới nhu cầu của họ

7. Cá nhân hóa là điều vô cùng quan trọng!

  • Bạn KHÔNG NÊN gửi những email marketing chung chung, không liên quan đến tất cả các người dùng
  • Bạn NÊN sử dụng thông báo đẩy được cá nhân hóa để gửi đúng thông báo cho đúng người, đúng thời điểm
  • Bạn NÊN suy nghĩ về quy trình giới thiệu app cho user, làm thế nào để yếu tố người dùng được cá nhân hóa nhiều nhất có thể
  • Bạn NÊN đẩy mạnh việc lắng nghe user: Việc thu thập phản hồi của người dùng và nghiên cứu dữ liệu hành vi là vô cùng cần thiết. Sau đó, hãy cung cấp cho họ nhiều điều khiến họ thích thú hơn

8. Khiến ứng dụng trở nên thú vị hơn!

  • Bạn không nên cung cấp một danh sách những gạch đầu dòng chán ngắt dễ khiến người dùng mất đi hứng thú. Thay vào đó, những trò chơi nhỏ, tương tác với người dùng sẽ phát huy tác dụng trong việc kích thích họ
  • bạn NÊN tạo ra các thử thách cùng bảng xếp hạng uy tín. Điều này rất có ích trong các ứng dụng sức khỏe, để khuyến khích người dùng tăng cường các hoạt động và tương tác với ứng dụng

9. Chú ý tới cảm ứng, cử chỉ và phản hồi của ứng dụng

  • Bạn NÊN cho phép người dùng thực hiện các cử chỉ mà họ đã quen khi sử dụng thiết bị di động, bao gồm vuốt, chạm, kéo,… Quan trọng hơn cả, hãy đảm bảo rằng ứng dụng của bạn sẽ phản hồi trơn tru
  • Bạn KHÔNG NÊN biến phản hồi xúc giác trở nên khó chịu khi cho quá nhiều những âm thanh, rung,…

10. Tạo cuộc trò chuyện với user!

  • Bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng phải thoát khỏi ứng dụng nếu muốn liên hệ với bạn
  • Bạn NÊN sử dụng thông báo trong ứng dụng để thông báo cho người dùng về  tính năng, nhiệm vụ hoặc ưu đãi cụ thể (nhưng hãy cẩn thận để không làm gián đoạn trải nghiệm của họ)
  • Bạn NÊN yêu cầu người dùng phản hồi trong ứng dụng. Đó có thể là yêu cầu rate app, hoặc đánh giá nhanh khi họ đang sử dụng ứng dụng. Đây là một cách tương đối hiệu quả để thu thập ý kiến người dùng

Kết

Trên hết, khi thiết kế các tính năng hoặc phát triển quy trình trong ứng dụng, hãy tự hỏi làm thế nào để mọi thứ đơn giản hơn, nhanh hơn, mượt mà hơn và thú vị hơn cho người dùng của mình. Công nghệ có thể giúp bạn, nhưng không gì thay thế được việc kiểm tra, đánh giá và phản hồi chân thực của người dùng.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App và tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan