Kinh doanh Mobile App đang trở thành một lĩnh vực ngày càng phổ biến và hấp dẫn với nhiều cá nhân và hộ kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn về lợi nhuận, việc kinh doanh trong lĩnh vực này cũng đặt ra nhiều thách thức về thuế.

Hiểu rõ các quy định thuế đối với cá nhân và hộ kinh doanh khi tham gia vào lĩnh vực Mobile App là điều cần thiết để đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và tránh các rủi ro pháp lý. Bài viết này sẽ trình bày các vấn đề thuế quan trọng mà các nhà phát triển ứng dụng di động cần nắm rõ, liên quan đến mức thuế suất áp dụng.

Lưu ý: Bài viết này cập nhật ngày 31/05/2024 và không cam kết độ chính xác về luật, chỉ là tài liệu tham khảo. Eco Mobile không chịu trách nhiệm về độ chính xác của bài viết. Người đọc cần làm việc trực tiếp vơi cán bộ thuế tại khu vực để nắm được thông tin chính xác nhất.

Cá nhân và hộ kinh doanh cá thể lại có những mức thuế suất áp dụng rất khác biệt. Vậy nên trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tách ra hai trường hợp.

A. MỨC THUẾ SUẤT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN KHI KINH DOANH MOBILE APP

1. Thuế thu nhập cá nhân

Do không đăng ký hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp, nên thu nhập từ nước ngoài đều được tính là tiền công –  tiền lương. Đồng thời, tất cả các hợp đồng được ký với nước ngoài đều được tính là khoản thù lao tiền công – tiền lương. 

Vì vậy, thuế suất được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Cụ thể, Số thuế thu nhập cá nhân được tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó (hoặc có thể áp dụng theo Biểu tính thuế rút gọn bên dưới).

2. Thuế Giá trị gia tăng với chi phí chạy quảng cáo Google Ads

Ngoài ra, Kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2022, tất cả giao dịch bán hàng trên Google Ads ở Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là 5% trên tổng số tiền. Tổng số tiền bằng với số tiền sử dụng chia cho 0,95.

Ví dụ minh họa: với khoản thanh toán 100 đô la Mỹ trên Google Ads, những thông tin sau sẽ xuất hiện trên hoá đơn của Google:

*Doanh thu chịu thuế GTGT = 100 đô la Mỹ / (100% – 5%) = 105,26 đô la Mỹ.

Thuế GTGT = 5% x 105,26 đô la Mỹ = 5,26 đô la Mỹ

  • Đối với phương thức thanh toán trả trước: Thu phí 5% trực tiếp.
  • Đối với phương thức thanh toán trả sau: Phí 5% sẽ được tính theo số tiền chi tiêu cho quảng cáo hàng tháng (tính đến ngày lập hóa đơn).

Thông tin chi tiết bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY

3. Các khoản phụ phí ở từng khu vực tài phán

Google có thể tính thêm chi phí vận hành theo luật định hoặc Thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) ngoài chi phí quảng cáo mỗi khi một quảng cáo được phân phát ở những khu vực tài phán cụ thể, bất kể địa điểm thực tế của doanh nghiệp. Các khoản phụ phí mới này liên quan đến chi phí kinh doanh khi quảng cáo được phân phát ở những khu vực tài phán này.

Cụ thể những quốc gia bị tính thêm phụ phí và mức phụ phí thực tế là:

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY

Đối với cá nhân kinh doanh Mobile app không đăng kí hộ kinh doanh cá thể hay tạo lập doanh nghiệp, bạn sẽ không được tính chi phí chạy quảng cáo mà đóng thuế trực tiếp trên toàn bộ doanh thu nhận về.

Thậm chí, khi lợi nhuận thực tế chỉ là một phần nhỏ trong doanh thu, bạn vẫn buộc phải đóng thuế lũy tiến theo doanh thu. Đây là một trong những nhược điểm lớn nhất của hình thức này. 

B. MỨC THUẾ SUẤT ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ KHI KINH DOANH MOBILE APP

Trong phần này, Eco Mobile sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc thông qua các câu hỏi thường gặp khi kinh doanh mobile app theo hướng lập hộ kinh doanh cá thể

I. Lập hộ kinh doanh cá thể có phải đóng thuế TNCN từ Youtube, Google và Facebook?

Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Như vậy, thu nhập từ các nguồn như Youtube, Facebook, Google… thuộc trường hợp kinh doanh chịu thuế TNCN, thuế GTGT. Theo đó, các cá nhân có trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNCN, thuế GTGT đối với khoản thu nhập từ các nền tảng kiếm tiền trực tuyến này.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý thuế, thì:

  • Cá nhân ký hợp đồng với công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam không tự kê khai thuế mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay.
  • Cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook… tự khai thuế.
  • Doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook… khai thuế theo quy định về thuế TNDN.

II. Mức thuế suất thu nhập từ Youtube, Facebook, Google như thế nào

Theo quy định tại Điều 1 và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:

  • Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.
  • Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.

Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Google hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Google, Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.

III. Có bắt buộc phải đóng 5% giá trị hóa đơn dịch vụ quảng cáo không?

Cũng tương tự như cá nhân, hộ kinh doanh cá thể vẫn phải đóng khoản phí này với mức 5% giá trị hóa đơn dịch vụ quảng cáo. Mức thu thuế cũng được tính theo ngân sách chạy quảng cáo.

Để có thể hiểu rõ hơn, bạn có thể xem lại ví dụ minh họa chi tiết trong phần mức thuế với cá nhân kinh doanh mobile app.

IV. Có bắt buộc phải đóng các khoản phụ phí không?

Cũng tương tự như cá nhân, hộ kinh doanh cá thể vẫn phải đóng khoản phụ phí tùy thuộc theo quốc gia quy định.

Để có thể hiểu rõ hơn, bạn có thể xem lại ví dụ minh họa chi tiết trong phần mức thuế với cá nhân kinh doanh mobile app.

V. Công thức tính thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google

Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC, những cá nhân kinh doanh Youtube, Google và Facebook cầm nộp 02 loại thuế bao gồm: Thuế GTGT và thuế TNCN. Theo đó, công thức để tính thuế như sau:

Thuế phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thu thuế +5% hóa đơn dịch vụ quảng cáo

Trong đó: 

  • Doanh thu tính thuế: Là số tiền mà Google trả cho chủ thể kinh doanh
  • Tỷ lệ thu thuế: Là tỷ lệ % căn cứ theo ngành, nghề kinh doanh. Trường hợp thu nhập từ Google thì tỉ lệ thu thuế lần lượt là 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN.

So sánh mức thuế giữa cá nhân và hộ kinh doanh cá thể trong cùng một trường hợp

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đến với một ví dụ cụ thể khi kinh doanh mobile app với hình thức cá nhân

Bạn đang vận hành 1 ứng dụng trên cửa hàng Google Play.

Trong tháng 5/2024, Ứng dụng có các mức doanh thu lần lượt như sau:

  • Doanh thu từ quảng cáo: 7.000 USD
  • Doanh thu từ IAP/Sub: 570 USD

Tổng doanh thu: 7,570 USD

Cùng tháng, những chi phí bạn đã chi cho sản phẩm bao gồm

  • Chi phí chạy quảng cáo: 4000 USD
  • Chí phí booking KOLs để quảng bá trên nền tảng mạng xã hội, tạo creative chạy quảng cáo: 500 USD

Tổng chi phí chung: 4500 USD

Còn giờ, hãy cùng phân tích các điểm khác biệt về thuế suất

Như vậy, khi so sánh lợi nhuận cuối cùng của hộ kinh doanh cá thể (2329.58 USD) và cá nhân (756,48 USD) thì chúng ta đã thấy có sự chênh lệch đáng kể.

Tuy nhiên, xin lưu ý rằng số liệu trong bảng này vẫn chưa có các khoản phụ phí từ Google. Với các quốc gia phát sinh phụ phí, bạn cần tiếp tục trừ để có được dữ liệu chính xác nhất

Nhìn chung, việc hiểu rõ mức thuế suất khi kinh doanh Mobile App là điều cần thiết để cá nhân và hộ kinh doanh tránh khỏi những thủ tục pháp lý không đáng có và bảo vệ quyền lợi của bản thân. 

Việc nắm vững các quy định về thuế suất sẽ giúp bạn kê khai và nộp thuế đúng hạn, tránh được các khoản phạt không mong muốn và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các nhà phát triển ứng dụng di động có cái nhìn rõ ràng hơn về các mức thuế suất cần thiết, từ đó xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp pháp và hiệu quả.

Chia sẻ

Bài viết liên quan