Trong thế giới kỹ thuật số – nơi nội dung được chia sẻ tự do và rộng rãi, quyền sở hữu trí tuệ trở thành một trong những vấn đề pháp lý phức tạp và quan trọng nhất. Đối với các nhà phát triển ứng dụng di động, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về bản quyền và nhãn hiệu không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là điều cần thiết để bảo vệ sự sáng tạo và đầu tư của chính mình. 

Tuy nhiên, lằn ranh giữa một sản phẩm độc đáo và vi phạm bản quyền, đôi khi lại thật mong manh. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản quyền – nhãn hiệu để tránh bị mắc kẹt trong những vấn đề pháp lý không đáng có.

I. Policy của Google và luật pháp Mỹ về quyền sở hữu trí tuệ

Công ty mẹ của Google được đặt ở Mountain View, California, Hoa Kỳ. Vì vậy luật của Google cũng bị ràng buộc bởi luật pháp Mỹ, cụ thể là luật DMCA

a. Luật DMCA là gì?

Luật DMCA, hay Đạo luật Bản quyền Kỹ thuật số Thiên niên kỷ (Digital Millennium Copyright Act), là một đạo luật của Hoa Kỳ được thông qua vào năm 1998 nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường kỹ thuật số.

Luật DMCA đặc biệt quan trọng vì nó:

  • Thủ tục thông báo và gỡ bỏ: DMCA thiết lập một cơ chế cho phép chủ sở hữu bản quyền yêu cầu các dịch vụ lưu trữ trực tuyến (như Google, YouTube, và những nền tảng khác) gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền khi họ nhận được thông báo vi phạm hợp lệ.
  • Bảo vệ Safe Harbor: DMCA cung cấp bảo vệ từ trách nhiệm pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ internet khi họ tuân thủ đúng thủ tục xử lý các thông báo vi phạm bản quyền.
  • Quyền phản đối: DMCA cũng cho phép người dùng gửi phản hồi khi họ tin rằng nội dung của họ đã bị gỡ bỏ một cách oan uổng.

Đạo luật này là một phần quan trọng của luật bản quyền hiện đại và được xem là một công cụ cần thiết để giải quyết các thách thức mà sự phát triển của công nghệ số đem lại cho quyền sở hữu trí tuệ.

b. Policy Google

Ngoài luật DMCA, Google cũng có policy riêng nói về vấn đề này:

Chúng tôi không cho phép những ứng dụng hoặc tài khoản nhà phát triển vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác (bao gồm nhãn hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, bí mật thương mại và các quyền sở hữu khác). Chúng tôi cũng không cho phép những ứng dụng khuyến khích hay xúi giục vi phạm quyền sở hữu trí tuệ”

Cụ thể, Google không cho phép: 

  • Sử dụng trái phép nội dung có bản quyền
  • Khuyến khích vi phạm bản quyền
  • Vi phạm nhãn hiệu
  • Hàng giả

Để đọc kĩ hơn về quy định của Google, bạn có thể đọc TẠI ĐÂY

II. Các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu sẽ có hình thức xử lý như thế nào

1. Phân biệt bản quyền và nhãn hiệu

Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn gộp chung bản quyền và nhãn hiệu. Nhưng trên thực tế, đây là hai định nghĩa hoàn toàn khác biệt. Đi kèm sự khác biệt đó cũng là hình thức xử lý hoàn toàn khác biệt.

Vậy nên, đầu tiên, bạn cần biết được cách phân biệt giữa bản quyền và nhãn hiệu. Tất cả đã được chúng tôi tổng hợp trong bảng sau

a. Trường hợp vi phạm bản quyền sẽ có hướng xử lý như thế nào?

Nói theo cách dễ hiểu, các trường hợp vi phạm bản quyền sẽ được Google trực tiếp tiếp nhận và xử lý. Trong trường hợp vi phạm, Google sẽ có quy trình xử lý như sau: 

Bạn có thể tham khảo form báo cáo TẠI ĐÂY

b. Trường hợp vi phạm nhãn hiệu sẽ có hướng xử lý như thế nào?

Với việc vi phạm nhãn hiệu, bên đăng ký nhãn hiệu sẽ liên hệ trực tiếp với bên vi phạm. Theo cách xử lý thông thường, bên vi phạm sẽ phải gỡ ngay những nội dung vi phạm nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu không thống nhất được cách giải quyết, bên đăng ký nhãn hiệu sẽ gửi khiếu nại đến Google. 

Vậy bạn có thể tra cứu như thế nào để tránh được vi phạm?

2. Các phương pháp tra cứu để phát hiện vi phạm

Bạn có những cách sau đây để tra cứu việc vi phạm:

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu Nhãn hiệu tại Cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO)

Bước 1: Truy cập vào mục tìm kiếm của cơ sở dữ liệu của cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kì tại đây

Bước 2: Nhâp tên ứng dụng/ các thành phần đáng nghi ngờ để kiểm tra. 

Ví dụ: 

Sau khi tìm kiếm keyword Applock, bạn sẽ thấy những nhãn hiệu đã được đăng ký và trạng thái của chúng. Nếu nhãn là màu xanh, thì nhãn hiệu đó đang được bảo vệ. Tuy nhiên, nếu là màu đỏ, thì nhãn hiệu đã tạm thời không được bảo vệ vì nhiều nguyên nhân.

Ngoài ra, khi nhấn vào trong mỗi thành phần, bạn sẽ thấy được kĩ hơn về các thông tin như ngày đăng kí, trạng thái, mô tả,…

Để hiểu sâu hơn về cách tra cứu bản quyền, hãy đi cùng một ví dụ cụ thể với ứng dụng Icon Changer.
Khi search trên Google Play, bạn sẽ nhận thấy ứng dụng Themify của Công ty AIBY:

Ngoài ứng dụng này, còn có rất nhiều những ứng dụng Icon Changer khác. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của ứng dụng này chính là đã được đăng kí nhãn hiệuCụ thể, khi tìm kiếm từ khóa Themify trên cơ sở dữ liệu của cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kì tại đây, bạn sẽ nhìn thấy kết quả hiển thị

 Như vậy, Themify hiện đã và đang được đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, để biết chính xác là họ đã đăng ký những gì, bạn cần vào phần Document, sau đó chọn mục Application để xem chi tiết hơn

Như trong ảnh, bạn sẽ thấy được những đường link về mẫu các tài liệu đã được đăng kí nhãn hiệu. Trong trường hợp này, các file lần lượt là: 

Như vậy, nếu app Icon Changer của bạn cũng đang giống hoặc gần giống một phần/ toàn bộ nhãn hiệu mà Themify đã đăng kí, bạn hãy nhanh chóng sửa đổi để tránh những vấn đề pháp lý phức tạp về sau.

3. Cách đăng ký bản quyền/ nhãn hiệu để bảo vệ lợi ích của ứng dụng

Nếu việc nhận thức và tuân thủ các quy định của DMCA là bước đầu tiên quan trọng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thì đăng ký bản quyền và nhãn hiệu là những biện pháp tiếp theo và không kém phần cần thiết để bảo vệ toàn diện cho tài sản trí tuệ của bạn. 

Đây không chỉ là việc khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của bạn trên các tác phẩm của bạn tạo ra, mà còn là một lá chắn mạnh mẽ ngăn chặn những hành vi sử dụng trái phép từ bên thứ ba.

Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào quy trình, lợi ích, và những điều cần lưu ý khi bạn quyết định đăng ký bản quyền hoặc nhãn hiệu cho ứng dụng của mình, đồng thời cung cấp một cái nhìn chi tiết về cách thức thực hiện những bước này một cách hiệu quả.

Vậy bạn nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu? 

Trong bảng dưới đây, chúng tôi đã chỉ rõ cho bạn sự khác biệt khi đăng kí nhãn hiệu và bản quyền. Việc đăng ký điều gì, còn phụ thuộc phần lớn vào định hướng của bạn 

Thủ tục, chi phí đăng ký nhãn hiệu

Kết
Việc đăng ký bản quyền và nhãn hiệu cho ứng dụng của bạn không chỉ là một bước pháp lý cần thiết, mà còn là biểu hiện của sự chuyên nghiệp và tự trọng. Nó không chỉ giúp củng cố vị thế pháp lý của sản phẩm, mà còn gửi một thông điệp mạnh mẽ đến thị trường và người dùng về việc bạn nghiêm túc trong việc bảo vệ sự sáng tạo và đầu tư của mình. Những bước đơn giản nhưng quan trọng này sẽ đặt nền móng vững chắc cho sự thành công và sự phát triển lâu dài của sản phẩm trong thế giới ứng dụng ngày càng phát triển hiện nay.

Chia sẻ

Bài viết liên quan