Khi chạy quảng cáo, một thực trạng mà rất nhiều Marketing Mobile App, đặc biệt là các newbie hay mắc phải, chính là chỉ quan tâm đến giá thầu, ngân sách,… mà quên mất một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc: Chất lượng sản phẩm.  Trên thực tế, […]

Khi chạy quảng cáo, một thực trạng mà rất nhiều Marketing Mobile App, đặc biệt là các newbie hay mắc phải, chính là chỉ quan tâm đến giá thầu, ngân sách,… mà quên mất một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc: Chất lượng sản phẩm. 

Liệu chất lượng sản phẩm có thực sự ảnh hưởng nhiều đến vậy?

Trên thực tế, chất lượng sản phẩm quan trọng hơn bạn nghĩ. Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, mà còn ảnh hưởng tới cả doanh thu, hiệu quả chạy ads. Chỉ cần “gãi đúng chỗ ngứa”, cải thiện sản phẩm đúng với những gì người dùng mong muốn, thì chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên với những gì nó mang lại!

Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ với kết luận trên của chúng tôi, thì… đọc bài ngay thôi!

1. Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua những yếu tố nào?

Trước hết, chúng ta cần thống nhất về cách đánh giá một sản phẩm. Những yếu tố đánh giá chất lượng sản phẩm bao gồm: 

  • Daily Active User: Chỉ số này đo lường số lượng người dùng đang hoạt động truy cập ứng dụng của bạn trong một ngày. Điều này giúp bạn đọc chính xác số lượng user truy cập ứng dụng hàng ngày.
Daily Active User (DAU) là một trong những chỉ số bị ảnh hưởng nhiều nhất
  • Retention: là phần trăm số người tiếp tục sử dụng ứng dụng của bạn trong một khoảng thời gian nhất định (tuần, tháng hoặc quý).
  • Rate App: Rate App là một trong những yếu tố trực quan nhất cho thấy người dùng có thật sự hài lòng với ứng dụng hay không thông qua những comment của họ dưới ứng dụng. 
  • BUG, ARN, Crash: Các loại lỗi người dùng có thể gặp phải khi sử dụng ứng dụng
  • Dung lượng app, mức độ tốn pin
  • Lượt gỡ cài đặt của người dùng

Khi chất lượng app tăng, những điều sẽ xảy ra bao gồm:

  1. Người dùng cảm thấy hài lòng hơn, lượng gỡ app giảm, số phiên hoạt động tăng, thì Daily Active User cũng sẽ ổn định và có tích lũy nhiều hơn qua các ngày.
  2. Khi rate sản phẩm tăng, app được Google đề xuất nhiều hơn, cũng như người dùng organic sẽ tăng tự nhiên mà không mất chi phí quảng cáo.
  3. Khi Retention tăng, người dùng xác định ứng dụng hữu ích, phù hợp với nhu cầu và tiếp tục sử dụng.
  4. Khi bug, ARN, crash giảm, người dùng có trải nghiệm trong ứng dụng tốt hơn, từ đó cũng giảm tỷ lệ gỡ cài.
  5. Dung lượng app, độ hao pin: Hiện còn rất nhiều người dùng đang sử dụng những thiết bị có dung lượng thấp, pin yếu,… nên làm tốt 2 yếu tố này cũng sẽ tác động rất tích cực tới trải nghiệm người dùng

Đó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và có thể dùng để đánh giá xem chất lượng sản phẩm có thật sự tốt đối với người dùng hay không. 

2. Những yếu tố đánh giá chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng thế nào đến doanh thu sản phẩm?

Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu?

Dưới đây là một ví dụ đơn giản để bạn hiểu hơn về việc chất lượng sản phẩm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu: 

Sau khi phân tích thị trường, bạn đã mang được người dùng về nhờ chạy hết 10.000.000 VNĐ. Đã có xác định được các quốc gia tiềm năng thông qua kinh nghiệm và phân tích thị trường. Bạn cũng có xác định được giá thầu phù hợp cho những quốc gia trên.

Tuy nhiên, kết quả là người dùng để lại khá nhiểu rate xấu, bình luận mang hướng không hài lòng rồi gỡ app. Như vậy, DAU và Retention của bạn thấp hơn hẳn so với đối thủ, tích lũy người dùng là số âm. Các thông số báo BUG, ARN, Crash lớn hơn hẳn so với thị trường, hàng trăm ngàn người dùng gặp lỗi trên các thiết bị. Từ đó, Google cũng xác định ứng dụng của bạn chưa hoàn thiện, còn nhiều lỗi, gây khó khăn cho người dùng, nên không còn đề xuất, vậy là traffic từ organic cũng ở mức cực thấp.

Từ những ý trên, có thể xác định doanh thu (khả năng về tiền) của ứng dụng cực thấp!

Hãy cùng nhau xem xét một trường hợp cụ thể:

Để thêm phần xác thực, hãy cùng xét thêm một ví dụ thực tế mà ứng dụng Super Note của Eco Mobile đã gặp trong quá trình làm việc. 

Thời gian cần xem xét là từ tháng 6-11/2019

Chia ra làm 2 mốc thời gian:

Khoảng thời gian 1: từ tháng 6-7/2019

Khoảng thời gian 2: tháng 8 – 11/2019

Trong khoảng thời gian 1, ứng dụng Super Note đã chạy được bình thường, UI sản phẩm là bản sơ khai, với đầy đủ các tính năng. 

Trên đây là hình ảnh UI ban đầu của sản phẩm

Tuy nhiên, sau khi phân tích thị trường và căn cứ vào kết quả về doanh thu chưa thực sự tốt, team đã tiến hành nghiên cứu. Phương án được đưa ra chính là giao diện và trải nghiệm sử dụng trong app chưa tốt, vậy nên Big update cả về UI và UX là cần thiết. 

Việc thay đổi UI/UX được tiến hành từ đầu tháng 8, và kết quả đã khiến nhiều người phải bất ngờ. 

Sau khi thay đổi, chi phí quảng cáo tăng không nhiều, mỗi tháng chỉ tăng 400-500$, nhưng doanh thu thì tăng theo cấp số nhân. Cụ thể, tháng 7/2019 (khi ứng dụng vẫn đang áp dụng giao diện cũ) thì doanh thu chỉ đạt $1.864/ tháng với chi phí quảng cáo là gần $900.

Tuy nhiên, khi thay xong giao diện mới vào tháng 8, thì doanh thu đã bắt đầu có sự tăng trưởng khi đạt mốc 2274$ với chi phí quảng cáo là $1249. Tháng 8 vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt, tuy nhiên từ những tháng sau, doanh thu đã gấp đôi, trong khi chi phí chỉ tăng nhẹ. 

Doanh thu – chi phí ứng dụng Super Note sau khi thay đổi giao diện app vào tháng 8/2019

Chưa kể, việc chất lượng sản phẩm tăng lên có ảnh hưởng đến tất cả các yếu tố quan trọng khác như Daily Active User, Retension…

Cụ thể, retension của sản phẩm đã tăng từ 22% lên đến 24%. Daily Active User cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tháng 8 là 10.000 user, tiến tới tháng 9 là 18.000 user, rồi tăng lên 21.000 user vào tháng 10 và 24000 user vào tháng 11!

Để đọc những thảo luận chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, bạn hãy tham gia cộng đồng App Master TẠI ĐÂY nhé!

Cộng đồng App Master

Vậy còn đối hiệu quả chạy ads và scale app thì sao? Chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng như thế nào? Hãy cùng đi tới phần tiếp theo:

3. Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả chạy ads và scale app?

Như đã nói ở trên, chất lượng sản phẩm sẽ giúp cải thiện doanh thu và khả năng “về tiền” nhờ LTV tăng lên. 

Khi thấy LTV ổn định, tỷ lệ về tiền tốt và có lãi, từ cơ sở đó, Product Owner hoàn toàn có thể tăng giá thầu và ngân sách lên. Từ đó, ứng dụng sẽ tiếp cận được với một tệp lớn hơn, rộng hơn và tốt hơn, thậm chí có LTV trung bình cao hơn.

Tuy nhiên, có một sự thật là điều này chỉ đúng khi sản phẩm có chất lượng tốt. Có thể giải nghĩa rằng Google luôn cố gắng mang lại những ứng dụng tốt và phù hợp nhất cho người dùng. Nên khi nhận thấy được “điểm chất lượng” của ứng dụng tốt hơn, phù hợp và mang lại trải nghiệm ổn hơn cho người dùng, thì Google hoàn toàn có thể phân phối ứng dụng đó đến với những người dùng phù hợp.

Còn với những sản phẩm không tốt, thậm chí có đẩy giá thầu và ngân sách cao lên thì tỷ lệ cắn tiền và về tiền cũng đều không tốt, vì không được phân phối cho bất cứ tệp người dùng nào. Hoặc nếu có phân phối thì người dùng cũng sẽ gỡ cài đặt sớm và ứng dụng không mang về tiền.

Hãy cùng nhau xem xét một trường hợp cụ thể

Eco Mobile cũng đã có một ví dụ cụ thể để minh chứng cho việc: Tăng chất lượng sản phẩm có thể tăng doanh thu và hiệu quả chạy quảng cáo.

App Lock là một ứng dụng đã được Eco Mobile phát triển trong một thời gian dài. Hãy cùng xét khoảng thời gian từ tháng 1/2021 – tháng 7/2021 để biết được chất lượng sản phẩm đã ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả chạy ads

Chia khoảng thời gian này làm 2 mốc:

Từ tháng 1/2021 – tháng 5/2021:

Trong giai đoạn này, Product Owner đang muốn tiến hành mở rộng thị trường bằng Google Ads. Tuy nhiên, từ tháng 1-4 thì quá trình này diễn ra rất khó khăn và không được như kì vọng. Cho dù đã tăng ngân sách, tăng giá thầu, nghiên cứu để mở rộng nhiều thị trường để chạy, thì quảng cáo vẫn không có được khả năng “cắn tiền” như kì vọng. 

Cho dù ngân sách để một ngày rất cao, có chiến dịch đã lên tới 3.000.000VNĐ/ ngày, thì chi phí ghi nhận trong tháng vẫn chỉ từ hơn 10 triệu tới 19 triệu. 

Vậy là, cả team đã đi vào phân tích, và nhận ra rằng có rất nhiều user đang gặp lỗi crash, đạt đỉnh vào tháng 5/2021. Cao điểm nhất là có tới 500.000 user gặp lỗi/ tháng. Sự cố được phát hiện ra là khi user sử dụng được 1 thời gian thì ứng dụng sẽ bị crash và không thể tự khởi chạy được, gây ra trải nghiệm tệ cho người dùng

Biết được vấn đề, cả team đã bắt tay vào fix. Và ngay tháng 6 -7, sau khi fix được lỗi, số lỗi giảm 50%, thì chi phí chạy ads đã có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, quảng cáo đã “cắn” tiền rõ rệt hơn rất nhiều

Cụ thể, đến tháng 7 thì chi phí chạy quảng cáo đã tăng tới 164.5 triệu. Việc scale thị trường diễn ra dễ dàng hơn hẳn.

Khi đi sâu vào từng chiến dịch, có thể nhận ra rằng chi phí product Owner không có sự thay đổi nhiều, nhưng chi phí đã tăng lên đáng kể, có chiến dịch tăng gấp 10 lần!

Hãy cùng nhìn bảng biểu bên dưới để thấy được sự chuyển biến rõ rệt của ngân sách quảng cáo:

Đó là những chuyển biến về Google ads. Còn về các yếu tố khác thì sao?

Như đã nói ở trên là chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới daily active user và lượt tải organic. Điều này có thể nhìn rất rõ trong trường hợp của App Lock:

Sau thời điểm fix crash, daily active user và lượt tải organic của app đã có sự tăng trưởng đáng kể

Còn về doanh thu, hãy nhìn vào biểu đồ dưới đây để nhận thấy sự tăng trưởng về doanh thu: 

Mặc dù chi phí quảng cáo bỏ ra lớn, nhưng doanh thu về cũng tăng đều. Chứng tỏ không chỉ có khả năng “cắn” tiền tốt, mà khả năng về tiền cũng ổn định

Trước thời điểm fix crash, doanh thu ứng dụng chỉ ở mức 5000-6000$/ tháng, thì đến tháng 7, doanh thu đã lên tới $17.000

Lợi nhuận của sản phẩm cũng tăng đều. Lợi nhuận tăng trưởng từ dưới $5000 lên hơn $11000. 

4. Kết luận

Như vậy, có thể kết luận rằng chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu sản phẩm và hiệu quả chạy quảng cáo.

Vậy nên, khi phát triển một sản phẩm, thay vì chỉ chú trọng vào chạy quảng cáo, làm ASO,… thì hãy tập trung vào việc làm thế nào để mang đến cho user một sản phẩm tốt và hoàn chỉnh nhất.

Hữu xạ tự nhiên hương, sản phẩm của bạn sẽ luôn kiếm ra tiền nếu bạn mang cho người dùng những giá trị tốt nhất!

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, bao gồm gia tăng hiệu quả ads và doanh thu, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng Master App TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan