Bước đầu có lãi với một ứng dụng mới liệu có khó khăn như bạn vẫn tưởng?

Kiếm tiền thụ động nhờ các app trên Google Play hiện đang dần trở thành một “xu hướng” được rất nhiều DEV ưa chuộng. Tuy nhiên, cho dù đã đẩy được ứng dụng lên store thì cũng có rất nhiều người gặp khó khăn vì không biết làm thế nào để kiếm tiền từ ứng dụng đó? Hoặc làm thế nào để chạy quảng cáo mà không lỗ?

Trong bài viết dưới đây, Eco Mobile sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về: Cách làm cho ứng dụng có lãi sớm nhất. Cùng theo dõi nhé!

1. Kiếm tiền bằng ứng dụng có những cách nào? 

Việc kiếm tiền bằng ứng dụng có lẽ đã khá quen thuộc với nhiều nhà phát triển app. Chúng ta thường có 2 cách kiếm tiền chính: Gắn quảng cáo từ mạng quảng cáo kiếm tiền và để người dùng mua IAP (In-App Purchase). 

Trước hết, bạn cần tìm hiểu và xác định các mạng quảng cáo kiếm tiền phù hợp với ứng dụng của mình, vì đang có rất nhiều mạng khác nhau trên thị trường.

Theo thống kê và xếp hạng của Appflyer, những mạng quảng cáo dưới đây khá uy tín và hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tham khảo:

  1. Admob
  2. Facebook Audience Network (FAN)
  3. Chartboost
  4. Applovin
  5. Adcolony
  6. Vungle
  7. UnityAds
  8. IronSource

Ngoài các mạng quảng cáo nêu trên còn rất nhiều các mạng quảng cáo khác, bạn nên tham khảo thêm, thử nghiệm và chọn lựa mạng quảng cáo phù hợp nhất với ứng dụng của mình

Khi lựa chọn nhà mạng quảng cáo cần quan tâm đến những yếu tố sau:

  • Policy của các nhà mạng: Bạn cần đọc kỹ Policy của các nhà mạng trước khi quyết định gắn quảng cáo vào trong sản phẩm app của bạn. Điều này cực kì cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn không bị vi phạm chính sách của Google Play và nhà mạng quảng cáo đó. 
  • Các chỉ số khi gắn quảng cáo như: Hiển thị, CTR, ECPM,….đây là các chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu từ việc gắn quảng cáo kiếm tiền cho app của bạn. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu thật kỹ tất cả các nhà mạng thật kĩ trước khi gắn.

Một tips nhỏ để xác định được nhà mạng phù hợp là bạn có thể A/B test các nhà mạng quảng cáo gắn vào app của bạn để đánh giá hiệu quả. 

Admob vẫn luôn là một mạng kiếm tiền hiệu quả và uy tín

2. Một cách có traffic không hề tốn tiền mà nhiều người đang bỏ qua: Làm ASO

ASO viết tắt của App Store Optimization, dùng để tối ưu hóa các yếu tố giúp mobile app đạt thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. 

Có rất nhiều DEV chia sẻ với Eco Mobile rằng họ chưa hề nghe đến việc “Làm ASO”, cũng không biết tối ưu ASO như thế nào cho hiệu quả. Nếu bạn cũng đang bỏ qua ASO, thì thực sự bạn đang bỏ qua một lượng traffic free không hề nhỏ!

Nhiều người đang bỏ qua ASO!

Trên thực tế, có nhiều ứng dụng của Eco Mobile được phát triển từ năm 2018-2019 đã có doanh thu lên tới 10.000$/ tháng mà không cần chạy một đồng quảng cáo nào. Điều kì diệu này đến từ chính việc làm ASO.

Tuy nhiên, đã 5 năm trôi qua, khi thị trường cạnh tranh cao, khiến việc làm ASO càng ngày càng khó, app sẽ khó có lãi nếu không chạy quảng cáo. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là “nền móng” nếu bạn muốn phát triển app đi theo hướng bền vững. Ứng dụng vẫn luôn có lượng traffic organic bền vững nếu bạn làm ASO tốt. Thậm chí, tại Eco Mobile, chúng tôi quan niệm rằng việc làm ASO thành công, cũng coi như bạn đã thành công khoảng hơn 60% rồi.

Dựa vào hành vi người dùng, chúng ta phân thành 3 giai đoạn: 

  • Giai đoạn 1: Tối ưu thứ hạng tìm kiếm trên Google Play.
  • Giai đoạn 2: Tối ưu số lần ghé thăm cửa hàng, 
  • Giai đoạn 3: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên store

Các giai đoạn đều sẽ có ảnh hưởng đến nhau, nhưng ở mỗi giai đoạn, bạn lại cần tập trung vào những yếu tố khác nhau để đạt được hiệu quả mạnh mẽ nhất!

Giai đoạn 1: Tối ưu thứ hạng tìm kiếm trên Google Play.

Nói theo cách đơn giản, nếu bạn làm tốt giai đoạn này, người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy ứng dụng của bạn. Bạn có những bước sau đây để cải thiện thứ hạng từ khóa: 

  • Lên kế hoạch phát triển từ khóa cho ứng dụng, lựa chọn từ khóa phù hợp, đúng nhu cầu: Hãy nghiên cứu thị trường, xem thị trường đang sử dụng những từ khóa gì. Sau đó nhờ các công cụ như sensor tower, data.ai,… để xem thứ hạng từ khóa, volume từ khóa, nhu cầu người dùng, độ cạnh tranh từ khóa. Nếu bạn lựa chọn từ khoá sai (traffic thấp, sai tính năng,….) thì việc tối ưu ASO đã thất bại. Ngược lại nếu lựa chọn từ khoá đúng với tính năng chính của ứng dụng với chiến lược tốt thì khả năng thành công bước đầu là khoảng 70%-80%. Thậm chí, nếu chọn đánh vào những từ khóa sai tính năng so với ứng dụng thì bạn có thể vướng vào policy lừa đảo người dùng của Google Play. 
Sensor Tower cho bạn khá nhiều thông tin về từ khóa
  • Tiêu đề, Mô tả dài, mô tả ngắn đều cần được tối ưu: Bạn có thể thả từ khóa vào tất cả các vị trí kể trên, nhưng hãy thả từ khoá một cách tự nhiên nhất có thể, tránh bị spam từ khoá. Một trong những tips đơn giản nữa là bạn nên bản địa tiêu đề, mô tả theo ngôn ngữ của quốc gia đó. Điều này giúp bạn có thứ hạng từ khóa tốt hơn ở từng quốc gia. 

Giai đoạn 2: Tối ưu số lần ghé thăm cửa hàng

Nếu như ở giai đoạn 1 là tiếp cận đến người dùng, thì khi họ đã nhìn thấy ứng dụng của bạn, làm thế nào để họ ghé thăm cửa hàng?

Icon là yếu tố quan trọng nhất để tối ưu lượt ghé thăm cửa hàng

Các yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn này là: Icon (biểu tượng ứng dụng), tiêu đề, rate, dung lượng ứng dụng, lượt tải tổng,…và Icon là yếu tố quan trọng nhất dẫn để tối ưu lượt ghé thăm cửa hàng.

  • Tối ưu icon: Việc bạn nên làm là hãy nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để đưa ra concept làm icon phù hợp với người dùng. Hãy A/B test liên tục vì chắc chắn sẽ luôn có một icon tốt hơn icon hiện tại. Ngoài ra, giống như mô tả ngắn – dài, bạn cũng có thể bản địa icon theo 84 ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với từng quốc gia khác nhau để tăng tỉ lệ ghé thăm cửa hàng.
  • Tiêu đề: Gồm 30 kí tự, bạn có thể thả từ khoá chính mô tả đúng tính năng chính và tính năng khác biệt của ứng dụng để giúp người dùng biết, đây chính là ứng dụng họ đang tìm kiếm. Từ đó, họ sẽ nhấp vào thăm cửa hàng ứng dụng.

Giai đoạn 3: Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên store

Tỉ lệ chuyển đổi = Số người dùng cài lần đầu/ Số người dùng ghé thăm cửa hàng. Tỉ lệ chuyển đổi phản ánh mức độ hiệu quả của các thành phần trong cửa hàng khiến người dùng cài đặt ứng dụng.

Ở giai đoạn này, bạn cần tập trung làm screenshot, banner, video promotion, đánh giá của người dùng,…tất cả những yếu tố mà người dùng có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên những yếu tố thiên về hình ảnh như screenshot, banner, video promotion được đánh giá là quan trọng và dễ dàng chỉnh sửa nhất.

Screenshot của ứng dụng text on photo

Một tips nhỏ để tiết kiệm thời gian: Với những ứng dụng mới, chưa có quá nhiều số liệu, bạn có thể chủ động thay đổi mà không cần A/B test vì việc A/B Testing vừa mất nhiều thời gian, khi số còn nhỏ thì kết quả thu được sẽ không đúng. 

Còn đối với ứng dụng đã có lượt tải tương đối, bạn nên A/B testing để theo dõi và tìm phương pháp phù hợp và giảm rủi ro cho ứng dụng của mình.

Để thảo luận thêm với chúng tôi về chủ đề ASO, hãy tham gia cộng đồng App Master TẠI ĐÂY.

Cộng đồng App Master

3. Chạy quảng cáo, đặt giá thầu và tối ưu như thế nào cho hiệu quả?

Việc chạy quảng cáo thế nào để có lãi là mối quan tâm của rất nhiều nhà phát triển. Eco Mobile đang đi theo hướng sau đây, bạn hoàn toàn có thể tham khảo. 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Với những ứng dụng khi bạn chưa có mục tiêu cụ thể để xác định được thị trường tiềm năng, việc đầu tiên của bạn là nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Có rất nhiều các công cụ miễn phí bạn có thể sử dụng để nghiên cứu, phân tích và đưa ra quyết định cho ứng dụng, phổ biến như: 

☑ SenSor Tower, App Annie: Thống kê theo bảng xếp hạng các ứng dụng, mức độ tải xuống của từng ứng dụng tại các quốc gia khác nhau, lọc được từng lại ứng dụng, từng thị trường khác nhau,…

☑  Google Play Store: Toàn bộ thông tin và hình ảnh các ứng dụng đang được phát hành chính thức trên cửa hàng. 

☑  Google Play Console, Google Analytics: Xem chi tiết rất nhiều số liệu: lượt cài/gỡ/đang sử dụng,.. ứng dụng của bạn trên các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đã tải xuống,… 

Có rất nhiều công cụ để nghiên cứu

Bước 2: Chọn thị trường mục tiêu

Tại đây, chúng tôi khuyên bạn nên thiết lập 3 loại chiến dịch khác nhau giúp đánh giá tổng quan về các thị trường tiềm năng.

1. Chiến dịch Global

Chiến dịch này cho phép bạn tiếp cận đến đến tất cả các quốc gia trên thế giới, đồng thời giá CPA cũng thấp hơn, lượt tải mang về sẽ nhiều hơn cho ứng dụng. 

Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý không phải là lượt tải hay giá thầu, mà chính là việc bạn có thể biết chi tiết mức độ “cắn” tiền ở mỗi quốc gia với mức chi phí không quá cao. Từ đó, bạn có thể xác định được những quốc gia tiềm năng và tách riêng ra một chiến dịch lẻ.

Chạy chiến dịch Global

2. Chiến dịch nhóm các quốc gia

Cũng tương tự như chiến dịch Global, bạn có thể gộp nhiều quốc gia lại với nhau. Nhưng điểm khác biệt là những quốc gia đó có điểm chung nhất định, ví dụ như:

  • Khu vực địa lý gần nhau
  • Lượt tải nhiều 
  • Giá trị người dùng/Ecpm gần tương đương nhau

Khi bạn chọn ra những quốc gia có tính chất tương tự nhau, bạn sẽ thấy có những quốc gia tốt, đem lại lợi nhuận/ nhiều lượt cài đặt. Ngược lại, sẽ có những quốc gia có giá chạy ads đắt mà doanh thu đem lại thấp. Next step cũng giống như chiến dịch Global, bạn có thể chọn ra những quốc gia hiệu quả để tách thành chiến dịch lẻ, và loại bỏ các quốc gia không hiệu quả

Chạy nhóm quốc gia

3. Chiến dịch quảng cáo từng quốc gia

Ở bước này, bạn có thể chọn ra những quốc gia hiệu quả sau khi test chiến dịch Global hoặc chạy theo nhóm. Hoặc, bạn cũng có thể chạy thử các quốc gia tiềm năng sau khi phân tích thị trường và đối thủ. Tuy nhiên, bạn cần phải có chiến lược rõ ràng. 

Tính chất ứng dụng của bạn là gì? Thị trường lớn hay nhỏ?

Mục tiêu của bạn tại thời điểm hiện tại là tối ưu lợi nhuận hay có nhiều lượt tải?

Ngân sách có thể đổ vào là bao nhiêu? 

Trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ xác định được nên đánh vào những thị trường nào. Cụ thể:

  • Với những chiến dịch lấy lượt tải nhiều thì bạn có thể ưu tiên chạy những quốc gia có giá trị người dùng thấp, giá thầu không cao. Từ đó chi phí bạn bỏ ra để lấy người dùng sẽ được tối ưu hơn.
  • Với những chiến dịch tối ưu lợi nhuận, bạn nên chọn những quốc gia có giá trị người dùng cao như: Hoa Kỳ, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc,… hoặc những quốc gia có xu hướng sử dụng app lớn như: Ấn Độ, Brazil,…

Có một điều cần lưu ý: Thị trường luôn luôn biến động. Không có một quốc gia nào là tiềm năng mãi. Bạn cần phải test nhiều các thị trường khác nhau, lựa chọn, theo dõi và chỉnh sửa để đem lại doanh thu từ nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ.

Chạy quốc gia riêng lẻ

Bước 3: Cách đặt giá thầu cho ứng dụng mới

Về ngân sách ban đầu của ứng dụng, cơ bản nhất, bạn có thể đặt giá thầu tương đương với LTV (Life time value – giá trị vòng đời người dùng) tính được, hoặc dựa trên số liệu sẵn có. Sau đó, giá thầu nên được điều chỉnh dần dần cho đến khi đạt tối thiểu 50 lượt tải/ ngày. 

Ngoài ra, chúng tôi có đưa 1 bảng tham khảo, một vài gợi ý đặt giá thầu cho app mới:

Chú ý: Chỉ mang tính chất tham khảo, số liệu sẽ không đúng với tất cả các ứng dụng. Tuy nhiên có thể sử dụng giá thầu test này để tránh đặt giá thầu quá cao (với những quốc gia có eCPM thấp) hoặc quá thấp (đối với quốc gia eCPM cao) dẫn đến lãng phí tài nguyên.

Kết luận, để có được những đồng lãi đầu tiên, bạn cần lên chiến lược marketing tổng quan cho ứng dụng của mình. Để có một sản phẩm tăng trưởng bền vững cần phải kết hợp song song giữa ASO và chạy quảng cáo UAC, đồng thời tối ưu trải nghiệm của người dùng trong ứng dụng khi gắn quảng cáo kiếm tiền. 

Để phát triển một sản phẩm mới đến có “lãi” và tăng trưởng tốt, bạn cần phải kiên trì dành thời gian nghiên cứu, thử nghiệm. Chúc bạn thành công!

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan