Graphic có nhiều sức mạnh hơn bạn vẫn nghĩ. Ngoài tăng lượt visit và lượt chuyển đổi trong store, graphic còn mang thương hiệu đến gần user hơn.

Rất nhiều Marketer đang bỏ qua việc tối ưu hóa graphic khi làm ASO, mà chỉ tập trung vào nâng cao thứ hạng từ khóa bằng bài mô tả, hoặc chạy quảng cáo để có thêm người dùng. Điều này rất lãng phí, khi người dùng nhìn thấy ứng dụng nhưng vì icon không bắt mắt nên không truy cập store, hoặc screenshot, video không đúng gây hiểu sai lệch về ứng dụng,…

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi trả lời câu hỏi “Tại sao phải tối ưu hóa Graphic” và những cách, phương pháp tối ưu Graphic mà marketer nên biết!

Phần 1: Tại sao cần phải tối ưu Graphic?

Khi đưa ra quyết định tải một ứng dụng, user sẽ dựa vào yếu tố nào? Hãy cùng đi theo một hành trình của user khi cân nhắc tải một ứng dụng. 

Bước 1: Khi có nhu cầu, user sẽ tìm kiếm những ứng dụng phù hợp thông qua từ khóa. 

Bạn sẽ làm gì để app nổi bật?

Bằng thứ hạng từ khóa hoặc nhờ quảng cáo, ứng dụng của bạn đã được user nhìn thấy. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tại thời điểm này, icon quyết định tới 70% việc người dùng sẽ ghé thăm cửa hàng ứng dụng của bạn. Ngoài ra, còn những yếu tố khác như tổng lượt tải, rate của ứng dụng,… 

Nhưng con số 70% cũng cho thấy việc tối ưu icon là vô cùng quan trọng để gây ấn tượng với người dùng khi tìm kiếm trên Google Play để tăng tỉ lệ ghé thăm vào trang ứng dụng.

Bước 2: User bước vào cửa hàng ứng dụng của bạn

Sau khi icon đã đưa họ vào cửa hàng, họ sẽ được nhìn thấy nhiều hơn về ứng dụng thông qua: Screenshot/Video – banner. 

Tại đây, graphic sẽ cho người dùng thấy được tính năng nổi bật của ứng dụng: Các điểm mạnh, điểm khác biệt so với ứng dụng khác, hoặc các công nghệ mới được sử dụng. Chính điều này sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời cải thiện tỷ lệ giữ app vì người dùng hiểu rõ ứng dụng.

Screenshot và Banner ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ lệ chuyển đổi

Screenshot cũng thể hiện được thương hiệu của sản phẩm, tạo độ tin tưởng. Với các thương hiệu lớn thì có thể gợi nhắc về thương hiệu để tăng tính gắn kết

Chưa kể, với những ứng dụng đặc thù như mạng xã hội, ứng dụng chat, ứng dụng hẹn hò,… thì sẽ thể hiện được tính cộng đồng, tỷ lệ sử dụng thường xuyên, giúp user hứng thú hơn. 

Như vậy, việc tối ưu screenshot, video, banner sẽ giúp user hiểu được tính năng của ứng dụng, có được sự tin tưởng thông qua thương hiệu, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi trong store, cải thiện tỷ lệ giữ app.

Hãy tham gia ngay vào Cộng đồng App Master TẠI ĐÂY để thảo luận thêm với chúng tôi về chủ đề: “Tại sao cần phải tối ưu Graphic?”

Cộng đồng App Master

Phần 2: Khi tối ưu hóa Graphic, cần chú ý tới những chỉ số nào?

Khi tối ưu graphic, bạn chỉ cần chú ý tới 3 chỉ số: 

  1. Số người dùng ghé thăm cửa hàng (Store listing visitors): Những người dùng tìm kiếm và nhấn vào icon để vào cửa hàng. Khi icon bắt mắt, thu hút sẽ khiến người dùng bấm vào và truy cập cửa hàng nhiều hơn. Chỉ số này tăng lên thì rất có khả năng icon của bạn đang hiệu quả
  2. Số người dùng cài đặt lần đầu sau khi ghé thăm cửa hàng (First-time installers): Đây là những user vào cửa hàng lần đầu tiên và ấn cài đặt. Những yếu tố để họ quyết định cài đặt ứng dụng bao gồm: Tiêu đề , tiêu đề ngắn, bài mô tả, banner, video, screenshot. Trong đó banner, video, screenshot là những thành phần đồ họa. 
2 chỉ số bạn cần quan tâm

3. Tỷ lệ chuyển đổi: Được tính bằng công thức số người dùng cài lần đầu/ Số người dùng ghé thăm cửa hàng. Tỉ lệ chuyển đổi sẽ phản ánh mức độ hiệu quả của các thành phần trong cửa hàng khiến người dùng tải ứng dụng. 

Bạn cũng cần quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi

Với 3 chỉ số trên, bạn hoàn toàn có thể biết được graphic nào hiệu quả, phần nào kém hiệu quả để xem xét thay đổi.

Phần 3: Phương pháp tối ưu Graphic

  1. Tối ưu icon

Icon là biểu tượng chính của ứng dụng hiển thị trên danh sách ứng dụng trên Google Play Store. Với icon, bạn nên sử dùng định dạng PNG 32 bit, size icon là 512×512 (Pixel) với dung lượng tối đa là 1024Kb

Ngoài ra, icon cần nổi bật, rõ ràng, tránh có nhiều chữ, càng đơn giản càng tốt.

Để xem về quy cách thiết kế icon của Google Play, bạn hãy click TẠI ĐÂY

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng icon của bạn được thiết kế khác biệt đối với đối thủ, tránh gây nhầm lẫn về mặt thương hiệu. Điều đó Google sẽ đánh giá là ứng dụng của bạn đang vi phạm chính sách dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến bị Suspend

Trong thời gian làm, Eco Mobile cũng đã từng bị mất một ứng dụng do vi phạm policy về icon. Cụ thể, icon của ứng dụng “Bài Tập Mông” của Eco Mobile giống một app khác trên thị trường tới 85%. Khi nhận được khiếu nại, Google đã tiến hành xác minh, và gửi email thông báo đến Eco Mobile, cho thời hạn 3 ngày để sửa icon. Tuy nhiên, email đã bị bỏ lỡ và icon đã không được sửa. Sau 3 ngày, app chính thức bị suspend bởi Google.

Cho dù đã nỗ lực liên hệ với bên khiếu nại, khiếu nại với Google trong thời gian dài nhưng ứng dụng đã không được khôi phục. Đây cũng là một bài học dành cho Eco Mobile để tránh vi phạm các policy của Google. 

Để đọc kĩ hơn về policy Tài Sản Trí Tuệ, bạn hãy click VÀO ĐÂY

Concept tối ưu icon: 

Icon có rất nhiều concept để bạn có thể sáng tạo như hình người, vật, 3D, tượng hình, gắn các nhãn, thay đổi hình khối,… Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm các nhãn dán như: Theo năm, theo quốc gia (nếu muốn bản địa hóa icon), theo tính chất, theo phiên bản,…

Các nhãn cần nổi bật và bố trí phù hợp trên icon hoặc screenshot để thể hiện rõ cho người dùng nhìn thấy. Ngoài ra, bạn nên bản địa icon theo quốc gia để tăng tỷ lệ chuyển đổi. 

Có rất nhiều concept tối ưu icon
  1. Tối ưu Screenshot

Cũng tương tự như Icon, screenshot cũng có những quy chuẩn riêng về kích thước. 

Cụ thể, có 2 dạng screenshot khác nhau:

  • Screenshot to có kích cỡ 2013×2136, có thể show tính năng chính hoặc những hình ảnh đẹp, độc của ứng dụng. Với định dạng này, bạn cần nhấn mạnh các tính năng nổi bật với text xúc tích và dễ nhìn
  • Screenshot nhỏ có kích cỡ 1427×2623, thường là các ảnh chụp màn hình của điện thoại kèm theo dòng tiêu đề phía trên.

Một lưu ý là bạn nên đặt những screenshot quan trọng ở phần mở đầu. Thống kê cho thấy trên 80% người dùng quyết định cài ứng dụng dựa vào 2 screenshot đầu tiên.

Screenshot của ứng dụng Text On Photo
  1. Tối ưu video

Hiện có rất nhiều ứng dụng đang sử dụng định dạng video, vì định dạng này sẽ giới thiệu chi tiết về ứng dụng và tính năng cốt lõi, thu hút người dùng và tăng tỉ lệ chuyển đổi (lượt cài đặt ứng dụng)

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy 80% người dùng ko xem tới giây thứ 12 của video. Vậy nên, với định dạng này, bạn cần làm ấn tượng, thu hút người dùng.

Có hai hướng làm chính mà bạn có thể tham khảo bao gồm: 

  • Tạo video giới thiệu ứng dụng có nhiều hiệu ứng và tính thẩm mỹ, chuyên nghiệp cao. 
  • Quay lại màn hình hướng dẫn sử dụng ứng dụng.

Bạn nên sử dụng Premier/AE để dựng video dạng animation hoặc hiệu ứng đẹp. Nếu kịch bản có nhân vật thì có thể sử dụng nhân vật đời thực và kịch bản rõ ràng để dựng phim. Ngoài ra, video nên ngắn hơn 30s và thu hút người dùng ở 3s đầu tiên

Tuy nhiên, với cả screenshot và video, bạn nên thể hiện đúng những tính năng của ứng dụng, thu hút tuyệt đối không khiến người dùng hiểu sai tính năng ứng dụng, vì điều này sẽ khiến ứng dụng vi phạm policy của Google. 

Bạn có thể tham khảo các video của Eco Mobile dưới đây:

Ứng dụng Applock
ứng dụng PDF Scanner

Kết luận:
Có thể nói, graphic sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lượt visit và chuyển đổi trong store. Đây cũng là hai chỉ số được rất nhiều marketer chú ý. Vậy nên, muốn cải thiện hai chỉ số này, đừng chỉ tập trung vào bài mô tả, mà hãy tối ưu cả graphic!

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, bao gồm Graphic, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!


Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan