Policy Google vẫn là một trong những vấn đề rất được nhiều người quan tâm, vì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến ứng dụng theo nhiều cách khác nhau. Vậy nên, mỗi khi nhận được mail báo lỗi từ phía Google, rất nhiều người cảm thấy bị động, không biết xử lý như thế nào.

Trong bài viết này, Eco Mobile sẽ chia sẻ một tình huống vi phạm policy mà chính team trong Công ty đã gặp phải, chính là lỗi: Vi phạm chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn xử lý dễ dàng hơn khi gặp phải tình huống tương tự.

Chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo là gì?

Trước khi đi sâu vào case study của Eco Mobile, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chính sách này

Chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo là những ứng dụng cố gắng đánh lừa người dùng hoặc tạo điều kiện cho hành vi không trung thực. 

Các ứng dụng phải cung cấp thông tin, hình ảnh, mô tả, video chính xác về chức năng của tất cả các thành phần. Ứng dụng không được cố bắt chước chức năng hoặc các cảnh báo từ hệ điều hành hoặc ứng dụng khác. Mọi thay đổi đối với cài đặt thiết bị phải được thực hiện với sự đồng ý của người dùng, và người dùng có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào họ muốn.

Các trường hợp vi phạm thường gặp của chính sách hành vi lừa đảo

Có những trường hợp vi phạm thường gặp như sau: 

  1. Tuyên bố gây hiểu nhầm

Google Play không cho phép các ứng dụng chứa thông tin hoặc tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn, kể cả trong phần mô tả, tiêu đề, biểu tượng và ảnh chụp màn hình.

Ví dụ về những vi phạm phổ biến bao gồm: 

  • Các ứng dụng xuyên tạc hoặc không mô tả chính xác và rõ ràng về chức năng của chúng
  • Ứng dụng có các chức năng không thể triển khai
  • Các ứng dụng được phân loại không đúng cách
  • Các tuyên bố sai sự thật về chính phủ hoặc một cộng đồng/ nhóm người có sẵn. 
Hai ví dụ mà Google đã đưa ra để minh họa cho Tuyên bố gây hiểu nhầm
  1. Ứng dụng thay đổi cài đặt thiết bị theo hướng lừa đảo

Bạn cũng không được phép thực hiện các thay đổi đối với các tính năng hoặc cài đặt thiết bị của người dùng bên ngoài ứng dụng mà người dùng không biết và không đồng ý. Cài đặt và tính năng của thiết bị bao gồm cài đặt hệ thống và trình duyệt, dấu trang, phím tắt, biểu tượng, tiện ích và cách hiển thị ứng dụng trên màn hình chính.

  1. Tạo điều kiện cho hành vi không trung thực

Các ứng dụng không được phép giúp người dùng đánh lừa người khác hoặc có chức năng lừa đảo theo bất kỳ cách nào, bao gồm: Tạo hoặc hỗ trợ tạo thẻ ID, số an sinh xã hội, hộ chiếu, bằng cấp, thẻ tín dụng, ngân hàng tài khoản và giấy phép lái xe. 

Ứng dụng phải cung cấp thông tin tiết lộ, tiêu đề, mô tả và hình ảnh/video chính xác về chức năng và/hoặc nội dung của ứng dụng, đồng thời phải hoạt động đúng như đã giới thiệu

  1. Phương tiện thao túng

Các ứng dụng cũng không được phép quảng bá, tạo thông tin, tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu nhầm có thể gây hại liên quan đến một sự kiện nhạy cảm, chính trị, vấn đề xã hội hoặc các vấn đề khác được công chúng quan tâm.

Ví dụ về ứng dụng thêm mặt của nhân vật nổi tiếng vào một cuộc biểu tình trong một sự kiện nhạy cảm về chính trị cũng là một hành vi bị cấm, thuộc vào lỗi “phương tiện thao túng”

Casestudy mắc lỗi vi phạm chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo

Ứng dụng được đưa ra để xem xét trong bài viết này chính là ứng dụng Tình Trạng Pin. tính đến thời điểm hiện tại, Tình Trạng Pin đã mắc lỗi Deceptive Behavior 2 lần. Khi mắc lỗi, Google Play có gửi mail về thông báo cho team với nội dung như sau: 

Cụ thể 2 lần vi phạm và hướng giải quyết như sau: 

Lần 1: Screenshot và mô tả dài mô tả tính năng gây hiểu lầm cho người dùng  (Từ: Fast charging) 

Trong lần vi phạm này, Google Play đã nhận định từ Fast Charging chưa thực sự phù hợp với tính năng sẵn có của ứng dụng. Tại thời điểm đó, cả Screenshot và mô tả dài của ứng dụng đều đang có chứa từ khóa Fast Charging. Như vậy, team đang mắc phải lỗi được nêu rõ trong trường hợp vi phạm thứ nhất – Tuyên bố gây hiểu nhầm – ứng dụng không mô tả chính xác và rõ ràng về chức năng.

Từ Fast Charging bị vi phạm

Về cách xử lý, trong trường hợp này, team phải nhanh chóng xác định được lỗi tồn tại ở đâu, để tìm từ khóa thay thế nhanh chóng. Sau khi sửa đổi hết ở cả Screenshot và mô tả dài, team đã gửi lên bản cập nhật và đã được Google Play chấp nhận. 

Lần 2: Ứng dụng không được phép sử dụng “Optimize” và các từ đồng nghĩa cho hành động tối ưu bao gồm tắt xoay, tắt Bluetooth, giảm độ sáng, RAM booster

Trong lần vi phạm này, team nhận được liên tiếp 3 policy báo lỗi từ phía Google Play, cùng một lỗi Deceptive Behavior. Cụ thể, lỗi đến từ: Mô tả dài, trải nghiệm trong ứng dụng và cả Screenshot. 

Tuy nhiên, Google cũng không nói rõ nguyên nhân lỗi đến từ từ nào/ hay phần nào của ứng dụng. Trong tình huống này, team bắt buộc phải đi rà soát cẩn thận ở tất cả các phần. 

Lý do phỏng đoán ban đầu của team chính là: Mô tả dài và trải nghiệm trong app gây hiểu lầm cho user. Nút “Optimize” chỉ được dùng cho quá trình Charging, chứ không được dùng cho Battery.

Vậy nên, cách xử lý được đưa ra là Sửa lại bài mô tả, thay UI app: Đổi từ Optimize thành Improve.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Google Play vẫn thông báo Trải nghiệm trong ứng dụng và mô tả dài vẫn vi phạm: Màn done có hình viên pin và chữ “Battery life”. Ngay lập tức, team tiếp tục tiến hành chỉnh sửa bằng cách đổi UI màn Done: Bỏ viên pin, bỏ chữ “Battery life”.

Sự việc vẫn chưa dừng lại khi Google Play tiếp tục báo lỗi trải nghiệm trong ứng dụng vẫn vi phạm: Không được dùng từ Improve, Ram booster. Đến đây, team quyết định Sửa thành “Battery setting” cho phép user truy cập nhanh thẳng vào trình tiết kiệm pin của hệ thống, chứ ứng dụng sẽ không can thiệp vào quá trình tối ưu cũng như sạc pin của thiết bị nữa, thời điểm hiện tại chỉ thuần về thông tin của pin.

Về sau, từ Optimize cũng được coi là một lỗi vi phạm, và team đã phải tiến hành chỉnh sửa
Những từ được bôi đậm đang vi phạm policy, team cũng đã tiến hành sửa đổi

Hy vọng bài viết trên của Eco Mobile đã giúp bạn có thêm góc nhìn đúng đắn về lỗi Deceptive Behavior – Hành vi lừa đảo để có hướng giải quyết hợp lý nếu gặp phải trường hợp tương tự.

Ngoài ra, như đã chia sẻ ở các bài về policy khác, dù bạn đang làm app vì muốn kiếm thêm một khoản thu nhập thụ động, hay muốn làm vì… đam mê, thì việc đặt mình vào người dùng, và tìm hiểu thật kĩ policy Google là điều không thể thiếu. Bất cứ công việc gì cũng cần sự đầu tư nghiêm túc, tìm hiểu kĩ lưỡng. Hãy cố gắng nắm vững chính sách của Google nhiều nhất có thể và nghiêm túc thực hiện nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan