Chúng ta hiện nay đang phải đối mặt với dự đoán suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất cả mọi người đều đang có xu hướng tiêu cực trong tâm lý, còn các doanh nghiệp đang có sự chuyển đổi mục tiêu từ tăng trưởng nhanh sang có lợi nhuận.

Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị trước, phân tích số liệu kĩ càng, thì mọi chuyện không tệ như bạn nghĩ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào khai thác dữ liệu để chia sẻ với bạn những xu hướng số liệu sâu nhất trong ngành, đồng thời vẽ nên một bức tranh dựa trên thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của chi tiêu quảng cáo, chi tiêu của người tiêu dùng, tiếp thị IOS,… để bạn hiểu được rằng mình đang đứng ở đâu, và tương lai ngành game & mobile app vẫn đang rộng mở thế nào, để đi thế nào cho đúng và vững vàng!

Dữ liệu 1: Tổng lượt cài đặt ứng dụng đã tăng 10% vào năm 2022, bất chấp hậu Covid, các thay đổi về quyền riêng tư và suy thoái kinh tế!

15 năm sau khi chiếc Iphone đầu tiên ra đời, thì điện thoại thông minh đã gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Các thiết bị di động đã dần đi vào hoạt động ổn định, không có quá nhiều “không gian” để người dùng tải thêm những ứng dụng mới. Vậy nên cũng không có gì quá ngạc nhiên khi thấy tốc độ tăng trưởng của các ứng dụng di động giảm dần theo thời gian.

Mặc dù đã ghi nhận sự chậm lại tương đối trong hành trình phát triển, nhưng tổng số lượt cài đặt ứng dụng vào năm 2022 vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những thay đổi như: Quyền riêng tư của Apple (ATT), sự thay đổi thói quen của người dùng sau covid và suy thoái kinh tế sắp xảy ra (được cho là sẽ ảnh hưởng lớn tới ngân sách quảng cáo).

Sự bùng nổ sau Covid-19 không tồn tại lâu

Chúng ta đều nhận thấy “cú nổ” lớn nhờ Covid trong năm 2020, với sự tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2020 là một sự bất thường. Tuy nhiên, đáng buồn rằng điều này lại không trở thành “bình thường mới” mà lập tức suy giảm và biến mất dần. 

Hậu quả để lại là rất nhiều công ty công nghệ, thậm chí là những công ty lớn đã “vỡ bong bóng” và buộc phải cắt giảm lượng lớn nhân sự, chuyển mục tiêu phát triển từ tăng trưởng nhanh sang tối đa hóa lợi nhuận. 

Số lượt cài đặt ứng dụng Android tăng 9% so với cùng kỳ

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ yếu tố địa lý, vì đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Android lớn nhất – Ấn Độ.

Thị trường Android lớn nhất – Ấn Độ.

Mặt khác, các số liệu cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đã khiến thị trường Nga giảm 18% tổng số lượng cài đặt so với năm ngoái. Mức tăng trưởng 9% cũng có thể cao hơn nếu không phải giảm ngân sách cho các app trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Dữ liệu 2: Chi tiêu cho quảng cáo giảm 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu suy thoái đang rõ ràng hơn bao giờ hết khi 3 tháng cuối năm mức giảm chi tiêu quảng cáo ghi nhận 20%

Nhìn chung, số liệu ghi nhận chi tiêu cho quảng cáo trung bình năm giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng khi nhìn sâu vào dữ liệu 3 tháng cuối, khi nền kinh tế sụt giảm mạnh, sự khác nhau giữa năm 2021 và 2022 mới trở nên rõ rệt.

Nếu như năm 2021 chứng kiến mức tăng cho chi tiêu quảng cáo lên đến 8% xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm, thì 2022 phải chứng kiến mức giảm kỷ lục: 20%.

Hãy nhìn vào bảng sau để hiểu rõ hơn:

  • Có thể nhận thấy những ứng dụng game android đã thể hiện rõ ràng hiệu quả, với CPI giảm 8% và doanh thu trước thuế cao hơn 12%, giúp tăng 3% tổng chi tiêu quảng cáo. Như vậy, những người phát triển ứng dụng game sẽ có được nhiều người dùng hơn cùng một lượng ngân sách. Đồng thời, việc tái đầu tư sẽ trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng scale app.
  • Các ứng dụng trò chơi IOS cũng đã tăng 33% CPI so với cùng kì, tăng ngân sách quảng cáo lên 23%. Nhưng không may, điều này làm giảm doanh thu trước thuế xuống 9%
  • App Android đã ghi nhận mức giảm CPI tới 20%, 22% chi phí, ưu tiên đặt việc tối ưu hóa lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng doanh thu trước thuế vẫn giảm 2% so với cùng kỳ
  • App IOS cũng đã giảm chi phí xuống 23%, đồng thời giảm CPI xuống 2%, nhưng doanh thu trước thuế cũng vẫn giảm khá nhiều, ở mức 24%.

Chi tiêu của user phân bổ nhiều cho game là bằng chứng chứng minh suy thoái kinh tế sắp đến gần

Bạn cũng đã thấy trong bảng phía trên, các trò chơi vẫn đang có được các chỉ số dương, trong khi đó, mảng app đã và đang phải cắt giảm chi phí, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Theo như các nghiên cứu, việc đưa ra các quyết định chi tiêu cho IAPs mảng game của user sẽ dễ dàng hơn mảng app rất nhiều. Đặc biệt là các ứng dụng thương mại điện tử, du lịch, di chuyển công cộng,… sẽ khiến phần lớn người dùng cân nhắc và suy nghĩ kĩ mới dám chi tiền cho IAP. Đó là lý do tại sao suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu cho IAPs mảng app. 

Chi tiêu đổ nhiều cho game là dấu hiệu của suy thoát kinh tế!

Ứng dụng về tài chính và giao đồ ăn sẽ bị ảnh hưởng nhất khi suy thoái kinh tế ập đến

Quyết định chi tiêu cho mảng app sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính nói chung và tiền tệ nói riêng.

Chi tiêu lớn nhất của người dùng cho mảng app được ghi nhận ở danh mục tài chính, vậy nên trong trường hợp tài chính của chính user bị cắt giảm sẽ gây nên ảnh hưởng to lớn cho mảng này

Còn ở mảng app giao đồ ăn đã ghi nhận mức tăng kỷ lục vào mùa lockdown năm 2020-2021, vậy nên năm 2022, khi nhu cầu của người dùng không còn quá lớn như trước, thì doanh thu của những ứng dụng này đã ghi nhận sự suy giảm rõ rệt

Việc sử dụng SSOT có thể giúp bạn tối ưu phân bổ ngân sách.

Nếu bạn chưa biết, thì SSOT chính là viết tắt của Single Source of Truth. Dữ liệu này có thể loại trừ những lượt cài đặt nhờ quảng cáo bị trùng lặp. 

Ví dụ, người dùng có thể nhìn thấy ứng dụng trên quảng cáo tìm kiếm của Google, nhưng không cài đặt. Cho đến khi họ tiếp tục nhìn thấy ứng dụng đó trong quảng cáo của Facebook thì mới cài đặt. Tuy nhiên, nếu đo lường không chính xác, thì hệ thống của cả Google và Facebook sẽ cùng ghi nhận lượt cài đặt đó. Chính những tracking sai lầm này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quyết định đưa ra giải pháp để tối ưu phân bổ ngân sách.

Vậy nên, sử dụng SSOT cũng là một cách tương đối hiệu quả để ra quyết định phân bổ ngân sách và đo lường ROAS chính xác.

Các công ty đã dần chú trọng hơn vào các nền tảng mạng xã hội

Với mong muốn tối ưu hóa doanh thu bằng cách cắt giảm các chi phí quảng cáo, thì không có gì ngạc nhiên khi các Công ty dần tập trung vào việc remarketing, kết nối lại với người dùng cũ thông qua các nền tảng mạng xã hội bằng thông báo đẩy (push notification), email marketing và tin nhắn trong ứng dụng. 

Những người làm ở vị trí marketing app cũng đang dần bắt kịp xu hướng bằng cách tiếp thị đa kênh. Đặc biệt, việc remarketing được đánh giá là phù hợp với ngân sách thấp, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về quyền riêng tư. Thậm chí, nếu làm tốt, chi phí bạn phải bỏ ra cho những chiến dịch remarketing có thể là 0 đồng! Thậm chí, nhiều công ty đang đổ công sức vào việc làm branding để có thêm những khách hàng trung thành, yêu thích sản phẩm và cả thương hiệu. 

Mạng xã hội đã dần được chú trọng hơn

Dữ liệu 3: Các ứng dụng đã chi 80 tỷ USD cho user acquisition – Chi phí thu hút người dùng – giảm nhẹ so với năm 2021 sau khi chứng kiến mức tăng kỉ lục tới 40% vào năm 2020

Theo số liệu thực tế, ngân sách mà các doanh nghiệp chi ra cho user acquisition vào năm 2022 chỉ đạt 80 tỷ USD – đã bao gồm cả Trung Quốc. 

Con số này đã thể hiện mức giảm nhẹ so với năm 2021 sau khi chứng kiến mức tăng kỉ lục tới 40% vào năm 2020. 

Theo thống kê, số tiền mà các doanh nghiệp đã chi cho user acquisition của mảng game chiếm tới 27 tỷ đô. Nối tiếp ngay sau đó là những ứng dụng tài chính với 8,5 tỷ USD và các ứng dụng shopping là 3,4 tỷ đô.

Dữ liệu 4: Tỷ lệ so khớp tăng 10%, chiếm 26% doanh thu trước thuế của thị trường IOS cho thấy việc tối ưu hóa có thể mang lại trải nghiệm quảng cáo tốt hơn

IDFA không chết hoàn toàn!

Nếu bạn chưa biết, thì IDFA là một mã định dạng mà Apple gắn cho mọi thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS. IDFA sẽ tương đương với cookie web, cho phép nhà quảng cáo theo dõi mức độ tương tác của người dùng với quảng cáo của họ và theo dõi hoạt động sau khi cài đặt của họ.

Tuy nhiên, từ sau ATT (App Tracking Transparency) của Apple xuất hiện, nhiều người nghĩ rằng IDFA đã thực sự trở nên vô dụng. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng thay vì “phó mặc số phận”, thì nhiều nhà quảng cáo đang tối ưu hóa trải nghiệm ATT để người dùng cấp cho mình quyền theo dõi, từ đó IDFA có thể hoạt động bình thường. 

Số lượng quảng cáo tăng sau khi ATT được công bố!

Một điều gây shock khác chính là có nhiều quảng cáo hơn sau khi ATT ra đời.  Instagram, YouTube, TikTok đều đã giới thiệu những khoảng không và vị trí quảng cáo mới để bù đắp lại những định dạng quảng cáo kém hiệu quả sau khi ATT được công bố.

Do tình trạng quá tải quảng cáo này, người dùng bị phân phối nhiều quảng cáo không liên quan hơn, tạo ra những trải nghiệm tiêu cực khi xem quảng cáo. Vậy nên, nhấn mạnh thêm một lần nữa là việc tạo ra những kịch bản để người dùng gật đầu với việc theo dõi dữ liệu sẽ mang lại những trải nghiệm tốt hơn. Có thể nói, đây sẽ là điều quan trọng và cần thiết nhất mà các nhà quảng cáo cần phải lưu tâm khi bước vào năm 2023.

Áp lực về sẽ tăng cao

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, quảng cáo sẽ buộc phải hiển thị nhiều hơn để bù đắp được phần thâm hụt của chỉ số Ecpm. Điều này sẽ dễ dàng mang lại cho bạn doanh thu ngắn hạn, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải trả giá vì những thiệt hại tiềm ẩn vì trải nghiệm của người dùng với quảng cáo sẽ tệ hơn bao giờ hết. 

Vậy nên, dù áp lực về doanh thu ngắn hạn có tăng cao đến đâu, thì bạn hãy cố gắng tối ưu để cân bằng giữa doanh thu và trải nghiệm người dùng nhé!

Hãy cố gắng tối ưu để cân bằng giữa doanh thu và trải nghiệm người dùng nhé!

Dữ liệu 5: Mảng app đang có doanh thu IAP tăng 20%, trong khi mảng game đang bị giảm doanh thu từ IAP, chỉ còn 16%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng app và game Android
Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng app và game IOS

Từ biểu đồ trên, bạn có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa IOS và Android khi xét về doanh thu IAP. Đối với IOS, các trò chơi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chính sách ATT. Đó là lý do tại sao mảng game không tăng doanh thu nhiều bằng mảng app kể từ khi ATT ra mắt.

Ngoài quyền riêng tư, các marketer mảng game cũng đang phải đối mặt với việc bão hòa. Nhiều tựa game mới đang phải vật lộn để cạnh tranh với những thương hiệu lớn. 

Doanh thu quảng cáo trong app tăng

Trái ngược với sự sụt giảm của doanh thu IAP, mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo đã được ghi nhận trên cả 2 nền tảng IOS và Android. Android ghi nhận mức tăng đáng kể với 48%, còn IOS ghi nhận mức 38%.

Kết

Trên đây là những số liệu tiêu biểu cho cả mảng game và app vào năm 2022. Hy vọng với những dữ liệu này, bạn sẽ có thêm những chiến lược phát triển trong năm 2023!

Nguồn bài viết: Appsflyer.com

Chia sẻ

Bài viết liên quan