Có khi nào bạn mở mail ra, với tinh thần đón nhận những tin tốt đẹp, thì lại gặp phải mail báo app bị reject từ Google với nội dung như thế này hay chưa: “We have determined your app contains code to facilitate Disruptive Ads – Chúng tôi đã xác định rằng ứng dụng […]

Có khi nào bạn mở mail ra, với tinh thần đón nhận những tin tốt đẹp, thì lại gặp phải mail báo app bị reject từ Google với nội dung như thế này hay chưa:

“We have determined your app contains code to facilitate Disruptive Ads – Chúng tôi đã xác định rằng ứng dụng của bạn có chứa mã để tạo điều kiện cho Quảng cáo gây rối”

Mail báo lỗi Disruptive Ads của Google

Theo như chúng tôi thống kê, có tới 90% Product Owner tại Eco Mobile đã gặp phải lỗi này trong quá trình làm việc. Những lúc như thế này, đừng hoảng hốt, hãy bình tĩnh đọc hết bài viết này và xử lý vấn đề nhé!

  1. Disruptive Ads là lỗi như thế nào? 

Khái niệm về disruptive ads – quảng cáo gây rối

Chính sách “Disruptive Ads” – quảng cáo gây rối là những quảng cáo được hiển thị cho người dùng theo những cách không mong muốn, có thể dẫn đến các nhấp chuột không cố ý, làm suy giảm hoặc can thiệp vào khả năng sử dụng của các chức năng của thiết bị.

Theo cách dễ hiểu hơn, ứng dụng của bạn không thể buộc người dùng nhấp vào quảng cáo, gửi thông tin cá nhân cho mục đích quảng cáo trước khi sử dụng ứng dụng đầy đủ, hoặc khi họ bị dẫn dắt chứ không cố ý. 

Ngoài ra, quảng cáo xen kẽ (interstitial) – một loại quảng cáo khá phổ biến với tất cả các app sẽ chỉ được hiển thị bên trong ứng dụng. Nếu những quảng cáo đó gây cản trở việc sử dụng bình thường, thì chúng phải dễ dàng để tắt đi mà không gây bất lợi cho người dùng. 

Tôi không hề cố ý gây rối, lách luật, nhưng có khi nào vẫn vi phạm chính sách“quảng cáo gây rối”?

Đa phần các nhà phát triển sản phẩm đều có chung thắc mắc này. “Tôi đã đặt mình vào vị trí người dùng và hoàn toàn không có ý đồ lừa đảo, tại sao app vẫn bị reject sau update?”

Thì lý do là, lỗi của ứng dụng chủ yếu sẽ đến từ những trường hợp chúng ta chưa tính đến. Việc đầu tiên bạn nên làm khi gặp lỗi này là bình tĩnh, test app thật kĩ trước khi update. Vì nếu bạn sửa và cập nhật quá nhiều lần mà lỗi vẫn không hết thì vấn đề sẽ trở nên rất nghiêm trọng, vậy nên đừng chủ quan. 

Rất nhiều nhà phát triển sản phẩm đã “hoảng hồn” khi thấy doanh thu app về 0, quảng cáo ngưng phân phối

Cụ thể như thế nào, hãy đọc tiếp phần bên dưới để biết được các trường hợp có thể xảy ra cũng như cách khắc phục cho lỗi này.

2. Các định dạng quảng cáo có thể gây ra lỗi như thế nào?

Lỗi disruptive ads có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí quảng cáo khác nhau. Vậy nên, bạn cần kiểm tra lại tất cả.

Quảng cáo Native Banner

Có rất nhiều người lựa chọn việc sử dụng Native vì có thể tự cấu hình được kích thước, màu sắc khung viền, nút CTA và có diện tích hiển thị lớn hơn banner thông thường. Tuy nhiên, chính việc này đôi khi lại gây ra rắc rối, khi viền, màu sắc, kích cỡ nút call to action (CTA) lại… nổi trội hơn cả “nhân vật chính” – tức là thành phần bên trong app. Với lỗi này, Google đang cho rẳng người làm app đang cố tình câu kéo, thu hút sự chú ý của người dùng vào quảng cáo, thay vì thực sự sử dụng ứng dụng. 

Ngay trong chính Eco Mobile cũng không còn xa lạ với trường hợp này.

Cụ thể, trường hợp này đã xảy ra với app SlideShow. Native màn main không có viền, nhưng nút CTA lại quá nổi bật với màu xanh lá. Vậy nên, sau khi xác định được Native đang gây ra lỗi, team cũng ngay lập tức đổi nút CTA về màu xám ghi. Ngay sau khi update, app lại có doanh thu trở lại.

Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa Before và After để so sánh

Ngoài ra, Music Player cũng gặp phải tình huống này khi cho banner trong suốt, không viền, không nền, xen giữa các thành phần của app. Điều này dễ khiến cho người dùng lầm tưởng rằng đây cũng là một phần của app và ấn vào. Với trường hợp này, các bạn phát triển sản phẩm đã sửa bằng cách chuyển banner xuống dưới, thêm nền để tách biệt với các thành phần của app

Hãy nhìn theo hướng mũi tên để thấy sự thay đổi

Quảng cáo Open App

Đây là một trong những định dạng quảng cáo mới của Google. Open App cho phép gắn khi mở app hoặc quay lại app. 

Lỗi hay gặp nhất đối với Open App là khi người dùng quay lại app, quảng cáo open app sẽ đè lên quảng cáo ở màn hình cuối cùng trước khi họ rời đi. 

Khi đó, ứng dụng của bạn sẽ có lỗi là 2 quảng cáo đè chồng lên nhau, mặc dù người dùng không thể nhìn thấy quảng cáo bên dưới. 

Với Open App, ứng dụng Đèn pin của Eco Mobile đã từng gặp phải vấn đề này. Cụ thể, Open App và banner đã ở cùng một màn, gây ra lỗi quảng cáo đè lên nhau. 

Với lỗi này, bạn có 2 cách giải quyết:

Cách 1: Làm thêm màn hình chờ ngăn cách giữa hai màn để tránh hiển thị đè lên nhau

Cách 2: Check trường hợp Open App quay lại app thật kĩ để tránh đè trùng. 

Bạn có thể cân nhắc việc có thêm một màn hình chờ xen giữa

Quảng cáo interstitial (Quảng cáo xen giữa)

Đây là một trong những trường hợp nhiều người gặp phải nhất. Thông thường, tất cả các app đều có quảng cáo Interstitial vì đem lại doanh thu cao cho ứng dụng. 

Vì interstitial không thuộc về bất cứ màn nào, nên quảng cáo xen giữa cũng rất dễ bị đè chồng lên quảng cáo khác

Ví dụ, đối một app của Eco, một kịch bản như thế này đã xảy ra: 

Khi ấn vào nút tối ưu -> Interstitial sẽ xuất hiện. Test dưới kịch bản người dùng không đóng quảng cáo này mà trực tiếp thoát app, sau đó bấm tối ưu trực tiếp trên thanh thông báo. Khi đó, một Interstitial khác sẽ xuất hiện, và đè chồng lên Interstitial cũ chưa tắt.

Intertitial là một định dạng quảng cáo phổ biến, được ưa chuộng. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với chúng!

Vậy nên, giống như Open App, lỗi đè chồng cũng có thể xuất hiện. Khi trường hợp này xảy ra, cũng như Open app, bạn có thể check kĩ lại các kịch bản quảng cáo trong app để tránh trường hợp đè chồng. 

Một trường hợp nữa, lỗi còn nảy sinh khi quảng cáo Interstitial xuất hiện ngoài app. 

Cụ thể, với app Đèn Pin, khi người dùng vào xong thoát ra thật nhanh, quảng cáo xen giữa được gắn ở Splash sẽ xuất hiện ở bên ngoài app. 

Với trường hợp này, cách giải quyết duy nhất là bạn cần test và check kĩ lại trước khi update.

III. Kết luận: 

Liệu chúng ta có thể tạo ra một ứng dụng “không vi phạm policy”?

Câu trả lời là có.

Dù bạn đang làm app vì muốn kiếm thêm một khoản thu nhập thụ động, hay muốn làm vì… đam mê, thì việc đặt mình vào người dùng, và tìm hiểu thật kĩ policy Google là điều không thể thiếu. 

Bất cứ công việc gì cũng cần sự đầu tư nghiêm túc, tìm hiểu kĩ lưỡng. Hãy cố gắng nắm vững chính sách của Google nhiều nhất có thể và nghiêm túc thực hiện

Không ai mong điều này xảy ra

Nếu bạn cần thêm thông tin về policy của Google, đọc kĩ Tại Đây: 

Trên đây là những chia sẻ về lỗi Disruptive Ads – Quảng cáo gây rối dựa trên những tìm hiểu và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều app. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về policy Google.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng Master App TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Chia sẻ

Bài viết liên quan