Ngày 19/11, 3 thành viên đại diện cho team Tech của Eco Mobile đã đến với thành phố mang tên Bác để tham dự một sự kiện rất đặc biệt: Android Partner Day.

Lần này, tham dự cùng Eco Mobile còn có nhiều studio làm app cùng các đại diện đến từ các công ty lớn như: VNG, FPT, Lazada, Sendo,… Đây là sự kiện offline đầu tiên do team Android thuộc Google tổ chức cho các đối tác Android cao cấp ở thị trường Việt Nam. 

Android Partner Day: Một sự kiện bài bản chia sẻ công nghệ mới, giúp các công ty nâng tầm sản phẩm

Vào ngày 19/11 vừa qua, Eco Mobile vinh dự được là một trong số 10 Công ty tại Việt Nam được mời tham dự chương trình đối tác Android cao cấp tại Việt Nam do Google tổ chức. 

Ba thành viên của Eco Mobile đi tham dự sự kiện này

Những sản phẩm và tính năng mới liên quan đến công nghệ của Android, đặc biệt là Jetpack Compose, đã được các chuyên gia của Google chia sẻ tại sự kiện này. Jetpack Compose sẽ giúp cho ứng dụng đơn giản hoá và đẩy nhanh quá trình phát triển giao diện người dùng trên Android nhờ code ngắn hơn, các công cụ mạnh mẽ và API Kotlin trực quan. Có thể nói, tuy mới tổ chức lần đầu tiên, nhưng BTC đã tổ chức rất bài bản để giúp các Công ty có thể tạo sản phẩm hiệu quả hơn, chất lượng hơn nữa.

Toàn cảnh buổi chia sẻ của Google

Có những nội dung gì trong sự kiện Android Partner Day của Google?

Trong sự kiện, Google có chia sẻ các chủ đề chính gồm:

  1. Tổng kết các updates mới nhất của Android trong năm 2022
  2. Các kiến thức nền tảng của Jetpack Compose
  3. Quá trình đưa ứng dụng từ View sang Jetpack Compose
  4. Hỏi Đáp cùng chuyên gia Android

Sau sự kiện, Eco Mobile cũng đã có tổng hợp lại những ý chính, hữu ích. Nếu bạn hoạt động trong ngành công nghệ, hoặc chính bản thân bạn là một lập trình viên, thì hãy tham khảo nhé!

Các thành viên được chuyên gia chỉ dẫn rất nhiệt tình trong quá trình thực hành

Phần 1: Tổng kết các updates mới nhất của Android trong năm 2022

Được chú ý hơn cả trong phần 1 phải kể đến Photo Picker. Cụ thể, bạn chỉ cần gọi 1 hàm là sẽ hiện được lên toàn bộ các danh sách hình ảnh, thư viện ảnh.

Ngoài ra, Google cũng tập trung vào chia sẻ về phần phân quyền mới trên các thiết bị Android đời cao. Trên các thiết bị này hiện cũng đã có sự thay đổi nhất định, đặc biệt là ở phần Media trên Android 13. Nếu như trước đây, bạn chỉ cần xin người dùng một quyền media là đã có thể truy cập được vào Video, Photo, Audio. Nhưng hiện tại, để có thể truy cập vào tất cả các file media, bạn cần phải xin quyền 3 lần. Sở dĩ có điều này vì Android đang ngày càng chú trọng nhiều đến quyền riêng tư và dữ liệu của người dùng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến các nhà phát triển app phải suy nghĩ lại về kịch bản và luồng xin quyền. 

Có thể nói, đây là hai updates nổi bật trong nhiều update mới nhất của Android trong năm 2022 mà các nhà phát triển và lập trình ứng dụng cần phải chú ý.

Phần 2 và 3: Kiến thức nền tảng và ứng dụng từ View sang Jetpack Compose 

Có thể nói, Jetpack Compose là một trong những phần được Google chú trọng nhất trong buổi chia sẻ này. 

Đầu tiên, để bạn có thể hiểu Jetpack Compose là gì, hãy cùng lược lại một chút về lịch sử phát triển:

Rất lâu về trước, DEV cần phải sử dụng ngôn ngữ Java <-> XML. Sau này, Google tiếp tục phát triển Kotlin, vẫn sử dụng công nghệ như cũ, nhưng khối lượng code và thời gian code đã giảm đi 50% (theo thống kê từ Google)

Cho đến thời điểm hiện tại, Google tiếp tục phát triển Jetpack Compose. Và khi sử dụng Kotlin và Jetpack Compose, thì tốc độ và khối lượng code sẽ nhanh gấp 10 lần so với XML.

Nếu bạn chưa hình dung rõ ràng, hãy cùng nhìn demo của Eco Mobile tại đây: 

Để code ra được, Java cần tới 700-800 dòng code, Kotlin cần 400 dòng code, nhưng Jetpack Compose chỉ mất có … 24 dòng!
Một ví dụ phức tạp hơn nhưng Jetpack Compose chỉ cần giải quyết duy nhất trong 1 class và 111 dòng code. 

Như vậy, ta có thể thấy được những ưu điểm vượt trội của Jetpack Compose bao gồm: 

Ngoài những ưu điểm và ứng dụng đã thu nạp được sau buổi chia sẻ, team Tech của Eco Mobile cũng tự tìm hiểu cho mình những ứng dụng riêng, ví dụ như; Dễ dàng chuyển đổi từ XML sang Jetpack Compose, Hỗ trợ animation – Shadow – Gradient và Figma Plugin

Tuy nhiên, Jetpack Compose cũng có những nhược điểm riêng, phải kể đến như: 

  • Thời gian chuyển đổi của Dev từ XML sang Jetpack Compose là khá dài. Dự tính mất từ 2 tuần đến 1 tháng
  • Cho dù ưu điểm của Jetpack Compose là giảm dung lượng APK, nhưng trong quá trình chuyển đổi, khi chưa chuyển được hoàn toàn, thì ứng dụng có sự kết hợp song song giữa XML và Jetpack Compose có dung lượng nặng hơn.
  • 1 số custom view phức tạp chưa được tương thích với Jetpack Compose
  • Có 1 số thư viện hay tính năng chưa hỗ trợ bởi Jetpack Compose, ví dụ như: List animation, Scrollbar, Share element…
  • Mặc dù hỗ trợ sử dụng shadow, gradient rất dễ dàng nhưng sẽ gây ra crash nếu sử dụng cho android 6 

Hy vọng những kiến thức cơ bản về Jetpack Compose sẽ giúp bạn hiểu hơn về buổi chia sẻ của Google.

Cuối cùng, phần được coi là “giá trị” nhất trong sự kiện chính là hỏi đáp cùng chuyên gia Google. Tại đây, tất cả mọi người đều được quyền đặt những câu hỏi và được giải đáp trực tiếp. Để thêm phần thú vị, những câu hỏi hay sẽ được nhận những phần quà dễ thương từ phía Google. Một trong ba thành viên của Eco Mobile cũng đã nhận được phần quà này!

Những phần quà hết sức dễ thương đến từ Google

Kết

Có thể nói, Eco Mobile rất vinh dự khi được tham gia để giao lưu và chia sẻ kiến thức với nhiều studio làm app, các công ty lớn trong ngành công nghệ và được giải đáp thắc mắc từ chính chuyên gia của Google. Mong rằng những kiến thức có được tại sự kiện này sẽ sớm được team Tech ứng dụng vào sản phẩm, mang lại cho người dùng các ứng dụng của Eco Mobile nhiều trải nghiệm tốt hơn nữa!

Chia sẻ

Bài viết liên quan