Trước đây, Eco Mobile đã làm một bài phân tích khá kĩ về lỗi Disruptive Ads – Quảng cáo gây rối. Đây là một trong những trường hợp rất nhiều người gặp phải, nhưng không phải ai cũng biết hết nguyên nhân, trường hợp mắc và cách tránh/ sửa đổi.

Tuy nhiên, các lỗi về quảng cáo vẫn chưa dừng lại ở đó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về policy, cũng như có hướng giải quyết vấn đề trong thời gian tới!

Google Play không chấp nhận những quảng cáo như thế nào?

Trong phần policy về quảng cáo, Google Play cũng nói rõ rằng họ không cho phép các ứng dụng chứa quảng cáo lừa đảo hoặc gây rối. Tất cả quảng cáo và các ưu đãi có liên quan đều được coi như một phần của ứng dụng. Vì vậy, quảng cáo hiển thị trong ứng dụng cũng phải tuân thủ tất cả chính sách.

Nếu bạn cần đọc lại thông tin về quảng cáo gây rối, hãy click TẠI ĐÂY.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn về lỗi quảng cáo Deceptive Ads – Quảng cáo lừa đảo. Đây cũng là một lỗi policy mà các team trong Eco Mobile cũng đã gặp trong quá trình làm app. 

Quảng cáo lừa đảo là gì? 

Quảng cáo lừa đảo là quảng cáo mô phỏng hoặc giả mạo giao diện điện thoại của người dùng, ở bất kì tính năng trong ứng dụng nào, ví dụ như thông báo hoặc các thành phần cảnh báo của hệ điều hành. 

Người dùng phải được biết rõ ứng dụng nào đang phân phát quảng cáo. 

Một số ví dụ Google đã chỉ rõ về vấn đề quảng cáo lừa đảo bao gồm: 

  1. Quảng cáo bắt chước giao diện người dùng của ứng dụng:
① Biểu tượng dấu chấm hỏi trong ứng dụng này là quảng cáo đưa người dùng đến trang đích bên ngoài.

2. Quảng cáo bắt chước thông báo hệ thống:

① ② Các ví dụ trên minh họa các quảng cáo bắt chước các thông báo hệ thống khác nhau.

① Ví dụ trên minh họa một phần tính năng bắt chước các tính năng khác nhưng ấn vào thì lại dẫn người dùng đến một hoặc nhiều quảng cáo.

Ngoài quảng cáo lừa đảo và quảng cáo gây rối còn có rất nhiều những tình huống vi phạm policy khác liên quan đến quảng cáo. Để đọc chi tiết, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Case Study mắc lỗi vi phạm chính sách “Deceptive Ads” – Quảng cáo lừa đảo

Ứng dụng được đưa ra để xem xét trong bài viết này chính là ứng dụng Wallpapers. Khi mắc lỗi, Google Play có gửi mail về thông báo cho team, kèm theo ảnh chụp màn hình, với nội dung như sau: 

Email báo lỗi từ Google Play Policies

Trong email này, Google Play cũng đã thể hiện rõ là ứng dụng vi phạm policy Deceptive Ads, với lỗi: Quảng cáo bắt chước thông báo/ giao diện của hệ thống

Với lỗi này, trạng thái cho ứng dụng là Rejected và team sẽ phải gửi lại bản update để Google xem xét lại.

Ảnh chụp màn hình đi kèm theo email để chứng minh lỗi

Ngay sau khi nhận được email, team đã xem xét lại quảng cáo và nhận thấy tình trạng này là do sai phạm đến từ quảng cáo cho ứng dụng Dwen Booster. Quảng cáo cho ứng dụng Dwen Booster này đang cố tình bắt chước giao diện hệ thống để lừa đảo người dùng, điều hướng người dùng click để tải app. 

Vậy nên, cách khắc phục nhanh nhất mà team đưa ra là tiến hành chặn quảng cáo của ứng dụng Dwen Booster này trên Admob và tăng rollout từ 99% lên 100%. 

Sau đó, team đã gửi đi xem xét và ứng dụng đã hết rejected. Đồng thời, team cũng đã gửi link ứng dụng để các team khác tiến hành chặn đối với các app khác, tránh trường hợp tương tự xảy ra.

Có thể nói, với tình huống này, lỗi hoàn toàn không đến từ Eco Mobile. Tuy nhiên, khi có vấn đề thì bạn vẫn cần phải tìm được cách khắc phục nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro về sau. 

Kết

Càng ngày, Google Play càng hướng về việc làm thế nào để tối ưu, mang lại những ứng dụng có ích cho người dùng, nâng cao chất lượng chung của mobile app. Vậy nên, các policy ngày một chặt chẽ. Nếu bạn đang làm mảng mobile app, thì việc nắm chắc policy là một trong những điều cực kì cần thiết. 

Hy vọng bài viết này đã cho bạn thêm góc nhìn về lỗi Deceptive Ads và cách khắc phục trong một tình huống cụ thể!

Chia sẻ

Bài viết liên quan