Categories
Marketing Mobile App Blog

Google đưa ra “bí kíp” để tăng tỷ lệ giữ chân (retention) bằng cách tạo thói quen cho user

Nhiều doanh nghiệp biết rất rõ cách thức, chiến lược để tăng trưởng về số lượng user, daily active user,… nhưng lại không biết cách để gắn kết và giữ chân người dùng. Chúng tôi gọi những doanh nghiệp này là “thùng rò rỉ”.

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể bỏ tiền ra “mua” được sự tăng trưởng về số lượng, chứ không thể mua được sự gắn kết. Vì muốn có được gắn kết, user phải thực sự cảm thấy ứng dụng có ích, sự hài lòng của họ sẽ đến từ chính chất lượng sản phẩm. 

Khác với lượt tải, retention rất khó để mua được!

Khi bạn có một sản phẩm đủ tốt, việc sử dụng các nguồn lực để giữ chân khách hàng hiện tại sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc bỏ công sức và tiền bạc để tìm kiếm những khách hàng mới. Thậm chí, việc liên tục tìm kiếm khách hàng và người dùng mới sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không thể xác định được làm thế nào để giữ họ lại. 

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ nói về “bí kíp” đã được Google chia sẻ để giữ chân user, đưa ứng dụng từng bước tiến đến thành công!

Phương pháp tối ưu tỷ lệ giữ chân user thành công bằng thói quen người dùng

Có thể nói, thói quen là một trong những yếu tố rất có lợi cho tỷ lệ giữ chân user vì: 

  • Bạn không cần phải thực hiện các phương thức để người dùng quay lại với app. Họ sẽ quay lại vì họ đã quen với điều đó!
  • Bạn có thể nghiên cứu sở thích của họ để mang lại sự phát triển cho thương hiệu, đồng thời phát triển nội dung app. 
  • Tạo rào cản rất lớn trong việc từ bỏ app. Nói cách khác, user sẽ khó từ bỏ app nếu họ đã quen sử dụng.
Thói quen người dùng là yếu tố rất có lợi cho retention

Vậy hãy cùng đi vào định nghĩa của thói quen để biết cách “tạo ra” những thói quen khác. Theo định nghĩa, một thói quen là một hành động được thực hiện mà không cần quá nhiều suy nghĩ và ý thức. Và bạn không thể biến mọi hành vi thành thói quen. 

Vậy thói quen của người dùng hình thành như thế nào?

Đi sâu vào phân tích, để hình thành một thói quen, bạn cần có 4 yếu tố chính như: Động lực – Sự “kích hoạt” – khả năng thực hiện và phần thưởng. Cụ thể như sau: 

  • Động lực: Bạn phải có một mức độ mong muốn nhất định, đủ để hành động đó có thể xảy ra.
  • Tác động: Nếu không có sự tác động phù hợp, hành động sẽ rất khó để xảy ra. 
  • Tính khả năng: Hành động phải đủ dễ dàng để thực hiện, hoặc không có rào cản quá lớn
  • Phần thưởng: Phải có một lợi ích thúc đẩy người dùng thực hiện lại hành động hoặc họ phải mong muốn để thực hiện lại hành động

Hãy lấy một ứng dụng cụ thể làm ví dụ: Ứng dụng “Tập thể dục giảm cân”. Làm thế nào để bạn có cả 4 yếu tố chính để kích thích tạo thói quen ở user?

  • Động lực: Marketer nên khảo sát để biết được nhu cầu và mục đích của người dùng tại phần giới thiệu ứng dụng và đăng nhập (hoặc đăng ký)
  • Tác động: Có tính năng gửi thông báo nhắc nhở người dùng ghi lại lượng calories. Thông báo gửi vào những khoảng thời gian cố định trong ngày, do người dùng cài đặt
  • Tính khả năng: Thiết kế thuận tiện cho người dùng (chỉ 1 click là vào được trang nhập calories). Ngoài ra bạn có thể làm thêm các tính năng như: Lưu trữ dữ liệu để thuận tiện cho lần nhập sau, dưới dạng người dùng có 1 danh sách thả dài để chọn mục đồ ăn mình cần,…
  • Phần thưởng: Nhập đủ số lượng ngày để mở khóa kế hoạch bữa ăn mới do chuyên gia cung cấp, mở huy hiệu hoặc hiển thị lộ trình giảm cân trực quan,…

Nhưng bạn nên nhớ rằng: Thói quen sẽ chỉ hình thành khi hội tụ đủ 4 yếu tố chính trên, đồng thời các hành động cần phải được lặp lại thường xuyên – hàng ngày hoặc hàng tuần. Vậy nên ứng dụng vẫn cần rất nhiều thúc đẩy để tương tác với người dùng hàng ngày, giúp họ tạo nên các thói quen.

Như vậy, từ 4 yếu tố trên, bạn sẽ rút ra được một “chiến thuật”. Cụ thể, hãy đọc trong phần tiếp theo

Chiến thuật để tối ưu hóa việc sử dụng theo thói quen

Chiến thuật để tối ưu hóa việc sử dụng theo thói quen của người dùng được tóm gọn trong 4 bước cơ bản như sau: 

Bước 1: Điều chỉnh trải nghiệm người dùng dựa trên động lực

Cụ thể, bạn nên nghiên cứu kỹ xem động lực sử dụng ứng dụng của người dùng là gì, từ đó điều chỉnh UX dựa trên trải nghiệm đó. Bạn càng điều chỉnh trải nghiệm người dùng gần với động lực, thì càng dễ tạo cho họ thói quen.

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Xác định động lực chính của người dùng => Thay đổi, điều chỉnh app dựa theo động lực => Theo dõi và phát triển thêm. 

Nâng cao UX theo hướng tối giản cho thao tác của user là sự lựa chọn bạn nên cân nhắc

Bước 2: Sử dụng lời nhắc hợp lý để gây ra những tác động phù hợp

Với ứng dụng, việc push các thông báo về máy người dùng rất quan trọng. Điều đó giúp họ ghi nhớ về ứng dụng, đồng thời nhắc họ sử dụng trong nhiều trường hợp. Điều này tuy đơn giản nhưng không có nhiều marketer thực hiện được tốt. 

Đối với việc tạo thói quen, thông báo rất quan trọng vì chúng sẽ kích hoạt chuỗi các hoạt động lặp lại thường xuyên của người dùng. Điều này tương đương với yếu tố “tác động”

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Bạn có thể chủ động đặt một số thông báo hệ thống để người dùng quen dần => Để người dùng tự cài đặt => Thích nghi và nương theo thói quen của người dùng

Bước 3: Giảm lực cản trong quá trình sử dụng của người dùng

Điều này tương đương với “tính khả năng” đã được nói tới ở bước trên. Mỗi bước cần phải thực hiện trong ứng dụng sẽ tạo nên một rào cản nhỏ với người dùng. Nếu để thực hiện một thao tác đơn giản, mà họ phải làm quá nhiều bước, thì nhiều người sẽ lựa chọn bỏ qua, không thực hiện thao tác nữa. 

Lâu dần, điều này sẽ làm bạn mất đi một lượng khách hàng không hề nhỏ. Vậy nên, việc nghiên cứu để giảm lực cản, giảm những bước thừa thãi trong trải nghiệm người dùng là rất cần thiết. Hãy đảm bảo chỉ với những thao tác cực đơn giản, là họ có thể dễ dàng thực hiện hành động tạo thói quen

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Đơn giản hóa trải nghiệm người dùng => Tiếp tục đo lường và tìm kiếm phương thức phù hợp với người dùng => Cho họ lý do tại sao nên gắn bó với ứng dụng

Bước 4: Thiết lập một chiến lược khen thưởng rõ ràng

Có rất nhiều cách để tạo ra những phần thưởng cho người dùng: Unlock skill mới, trao tặng huy hiệu, tăng hạng trên bảng xếp hạng,… Bạn có thể dùng tất cả những cách có thể để tạo động lực thêm cho người dùng

Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau: Thưởng cho họ ngay sau khi đạt mục tiêu => Tiếp tục lập những phần thưởng mới => Làm họ ngạc nhiên với những phần thưởng thú vị!

Phần thưởng là một bước quan trọng để xây dựng thói quen cho user

Kết:

Theo lời khuyên từ Google, dù bạn có đang áp dụng phương pháp nào, thì hãy kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và sau đó test lại liên tục. Không có phương pháp nào là hoàn hảo, và thành công 100% ngay từ lần thử nghiệm đầu tiên. Mỗi sản phẩm luôn cần có những cách thức riêng để hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm 1 cách thức để tăng tỷ lệ retention!

Categories
Marketing Mobile App

Re-marketing – Phương pháp tối ưu chi phí hiệu quả trong thời kỳ suy thoái!

Nhưng đừng vội cảm thấy chán nản, vì hình thức này không chỉ cho phép marketer sử dụng ngân sách tốt hơn, mà còn mang đến cơ hội lớn để gia tăng doanh thu nhờ những người dùng sẵn có

Để làm được điều đó, câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để lên được một chiến dịch vừa có lợi nhuận, vừa sáng tạo, cá nhân hóa với ngân sách hết sức eo hẹp?

Câu trả lời ngắn gọn được đưa ra là: Thực tế, có rất nhiều cách re-marketing hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cố gắng truyền đạt rõ nhất có thể.

Trong thời kỳ suy thoái, tại sao re-marketing lại quan trọng đến thế? 

Các nghiên cứu cho thấy, người dùng chỉ sử dụng khoảng 24% số lượng ứng dụng họ đã cài. Nhưng trong đó, phần lớn các ứng dụng không được sử dụng nhiều hơn 10 lần trước khi bị gỡ cài đặt. Ngoài ra, chỉ có 26% người dùng tích cực sử dụng app trong 1-2 ngày sau cài đặt. Sau 1 tuần, chỉ còn 13% người dùng dùng app nhiều.

Để giải quyết những số liệu “đau lòng” này, bạn cần có được một chiến dịch remarketing tốt. Và đây là những lý do sẽ khiến bạn phải chú ý ngay tới remarketing!

  1. Remarketing tiết kiệm chi phí ít nhất 5 lần so với quảng cáo

Theo nghiên cứu, tỷ lệ chuyển đổi cho chiến dịch remarketing cao hơn khoảng 10 lần so với quảng cáo. 

Thông thường, để thu hút được người dùng, bạn phải nỗ lực trong rất nhiều công việc: Tối ưu ngân sách chạy quảng cáo, nghiên cứu thị trường, làm ASO, phân tích số liệu,… Nhưng trên thực tế, sau chừng ấy công việc khó khăn, điều đáng buồn là chỉ có 55% user có khả năng sử dụng ứng dụng. Và xét cho cùng, đến cuối cùng vẫn có rất nhiều người dùng không mang về lợi nhuận, sau tất cả những nỗ lực và tiền bạc mà bạn đã bỏ ra để có được lượt cài đặt của họ

Và khi so sánh những ứng dụng có chạy chiến dịch remarketing, chúng tôi đã ghi nhận mức tăng đáng kinh ngạc về tỷ lệ giữ chân khách hàng. Như vậy, có thể nói rằng remarketing sẽ giúp các marketer tiết kiệm chi phí và có được tỷ lệ giữ chân khách hàng tốt hơn. 

  1. Remarketing giúp bạn giảm tỷ lệ gỡ app, đồng thời phát triển những user trung thành

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện sự “bùng nổ” các ứng dụng. Không gian trên cửa hàng ứng dụng ngày càng chật chội, thách thức lòng trung thành vốn đã hơi có phần hạn hẹp của người dùng.

Theo số liệu nghiên cứu, cứ 3 ứng dụng thì sẽ có hơn 1 ứng dụng bị gỡ cài đặt trong vòng 30 ngày. Song hành cùng với đó là tỷ lệ gỡ cài sau một lần sử dụng đang gia tăng và tỷ lệ giữ chân ứng dụng đang giảm dần do cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt. 

Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều doanh nghiệp coi tỷ lệ giữ chân khách hàng là cơ sở của việc tạo ra doanh thu. Khi user vẫn còn sử dụng app, họ sẽ có khả năng mua IAP cao hơn, hoặc có khả năng tương tác với ads trong app cao hơn. Đi cùng với đó, họ có khả năng sẽ giới thiệu ứng dụng cho bạn bè, tạo ra những user hoàn toàn tự nhiên, có tỷ lệ chuyển đổi gần như tuyệt đối và tỷ lệ gỡ cài thấp hơn.

Là một người làm app, hãy nhớ rằng, chỉ cần lấy lại một lượng nhỏ người dùng đã từ bỏ app, cũng sẽ tác động rất nhiều đến doanh thu của bạn. Chính vì vậy, một chiến dịch re-marketing bài bản nên được lên kế hoạch ngay từ ngày hôm nay. 

5 phương pháp tốt nhất để có chiến dịch re-marketing hiệu quả

  1. Cá nhân hóa việc re-marketing

Một nghiên cứu đáng kinh ngạc đã cho thấy rằng có tới 88% người dùng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ dữ liệu của họ với một thương hiệu – nếu điều đó mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn, được cá nhân hóa hơn

Như vậy, để chiếm được lòng tin của người dùng, cũng như tạo ra được những chiến dịch re-marketing đạt hiệu quả cao, thì hãy đầu tư vào thông điệp tốt, được cá nhân hóa theo ngữ cảnh phù hợp với user

Làm thế nào để làm được điều đó?

Bạn nên bắt đầu bằng việc phân chia user ra làm nhiều phân khúc khác nhau. Bạn có thể dựa vào các yếu tố như: Nhân khẩu học, LTV, nhu cầu, lịch sử sử dụng ứng dụng trong quá khứ,… từ đó cá nhân hóa email, thông báo đẩy, để user nhìn thấy những nhu cầu và mong muốn riêng của cá nhân họ. 

Đó có thể là một ưu đãi đặc biệt cho mặt hàng mà user từng rất quan tâm vào thời điểm trước, hoặc một lời nhắc vui để hoàn tất giao dịch mua IAP,… Hãy cố gắng duyên dáng nhất có thể!

Đặc biệt, chiến dịch re-marketing sẽ đặc biệt hiệu quả nếu bạn thu hút được những người dùng trung thành trước đây. Họ là những người có nhiều khả năng sẽ chi tiêu khi họ quay trở lại ứng dụng

Thông điệp càng kịp thời và cụ thể, thì họ càng có khả năng quay trở lại ứng dụng

  1. Sử dụng liên kết sâu để hợp lý hóa hành trình của người dùng, đồng thời thúc đẩy tương tác

Liên kết sâu hay Deep Linking – chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ này. Thậm chí, bạn cũng hiểu mang máng rằng chúng sẽ giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng, từ đó giúp tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Nhưng thực chất, liên kết sâu là gì?

“Liên kết sâu mô tả hành động đưa người dùng đến nội dung cụ thể trong ứng dụng từ bất kỳ đâu.”

Tại đó, bạn có thể dùng nền tảng đa kênh, biến trải nghiệm của người dùng thành một hành trình suôn sẻ và trơn tru, từ đó thúc đẩy mức độ tương tác tốt hơn.

Ví dụ, một ứng dụng bán lẻ đã thiết lập một quy trình tự động để gửi email đã được cá nhân hóa tới các user đang có đồ trong giỏ hàng. Bằng cách sử dụng liên kết sâu, người dùng đã nhận được đường link dẫn thẳng đến giỏ hàng, thuận tiện thanh toán các mặt hàng đã chọn trước đó

Email này có tỷ lệ mở lên tới 45%, tỷ lệ nhấp 21%, tỷ lệ khôi phục doanh thu bị mất là 1%. Vậy nên, đó là một kế hoạch re-marketing tốt và đơn giản. 

Một cách hiệu quả khác để sử dụng liên kết sâu là kết hợp với các nền tảng mạng xã hội của bạn. 

Đôi khi, cách tốt nhất để thu hút sự tương tác của người dùng là liên tục xuất hiện trên LinkedIn, Instagram, Meta, Twitter và TikTok. Vì vậy, khi chạy quảng cáo, hãy đảm bảo liên kết sâu quảng cáo đến với các vị trí có liên quan trong ứng dụng, để giúp user có thể chuyển đổi dễ dàng nhất có thể

Tóm lại, liên kết sâu là một chiến thuật hiệu quả, giúp bạn tiết kiệm chi phí để kết nối và đưa khách hàng vào một hành trình trôi chảy, đảm bảo người dùng đi đúng hướng mà bạn mong muốn

  1. Làm ứng dụng vui vẻ hơn bằng cách game hóa!

Chiến thuật re-marketing hầu như không có sự giới hạn. Bạn hoàn toàn có thể đưa các yếu tố đã được game hóa vào quảng cáo để tạo sự vui vẻ, khiến user cảm thấy thú vị

Ví dụ, bạn có thể giới thiệu cho người dùng các chiến dịch giới thiệu bạn mới để mở khóa cấp độ, kiếm huy hiệu hoặc giành điểm trên bảng xếp hạng sau khi hoàn thành một số giai đoạn nhất định. 

Điều đã giúp game hóa trở thành một chiến thuật mạnh mẽ chính là khởi gợi sự tò mò và tạo ra làn sóng cạnh tranh lành mạnh.

Khi bạn làm cho quảng cáo của mình trở nên thú vị về mặt tương tác, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang làm cho chúng trở nên khó để cưỡng lại, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, mang lại cho người dùng trải nghiệm ứng dụng đáng nhớ. Tất cả những điều này sẽ giúp ngân sách dành cho quảng cáo của bạn giảm đáng kể nhờ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

  1. Hãy tận dụng các chương trình khách hàng thân thiết để tăng trưởng LTV và doanh thu nhanh chóng

Các phần thưởng luôn khiến người dùng cảm thấy có giá trị, đồng thời gia tăng cảm giác muốn gắn bó với thương hiệu. Đối với những người làm app, điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ gỡ app và tăng LTV (lifetime value)/ người dùng. Vì vậy, đây chắc chắn là một khoản đầu tư đáng để bạn xem xét. 

Theo nghiên cứu gần đây, có tới 73% Gen Y và 48% Gen Z cho rằng thói quen mua hàng của bạn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chương trình khách hàng thân thiết. 

  1. Đừng quên A/B Testing với quảng cáo!

Việc liên tục tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo là điều không thể thiếu để dẫn tới thành công. A/B Testing sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro cho các chiến dịch không hiệu quả, vì bạn hoàn toàn có thể truy cập và phân tích kết quả nhanh chóng và dễ dàng, sau đó đưa ra phương án để cải thiện hiệu suất. 

Kết

Có RẤT NHIỀU cách để re-marketing. Điều này còn phụ thuộc vào sự sáng tạo của các marketer. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng, cũng như có những gợi ý để lên kế hoạch cho những chiến dịch re-marketing tốt hơn trong tương lai!

Nguồn: Appsflyer.com

Categories
Design Mobile App

Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng: Các nguyên tắc cơ bản bạn cần biết vào năm 2023

Theo nhiều nghiên cứu, những ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất chính là ứng dụng giúp đơn giản hóa cuộc sống của user. Cụ thể, khi dùng điện thoại, người dùng thường có xu hướng thực hiện một trong ba công việc sau: 

  • Thực hiện các hoạt động yêu cầu sự tập trung ngắn như kiểm tra số dư hoặc tiến hành tìm kiếm một điều gì đó
  • Định hướng bản thân tới một điểm: Tìm kiếm đường trên bản đồ, tìm điểm ăn/ chơi gần đó
  • Giết thời gian bằng cách đọc tin tức, lướt mạng xã hội trong thời gian rảnh hoặc cần phải chờ đợi điều gì đó

Trong những khoảnh khắc tương tác với điện thoại thông minh, người dùng thường chỉ có một khoảng thời gian hạn chế với mục tiêu rõ ràng. Vậy nên, họ muốn có được những trải nghiệm tốt nhất, những tác vụ được sắp xếp hợp lý để mang lại thao tác nhanh nhất, đạt được kết quả như kỳ vọng ngay lập tức. 

Vậy nên, có thể thấy nâng cao trải nghiệm người dùng là một điều thiết yếu trong bất cứ chiến lược phát triển sản phẩm nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời những câu hỏi: Trải nghiệm người dùng là gì? Tại sao phải quan tâm trải nghiệm người dùng, và làm thế nào để nâng cao trải nghiệm người dùng. Cuối cùng, chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất về việc làm thế nào để thiết kế phù hợp với trải nghiệm người dùng cho riêng ứng dụng của bạn

Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng là gì? 

Trải nghiệm người dùng trong ứng dụng dành cho thiết bị di động là tất cả các tương tác người dùng thao tác trên ứng dụng trên các thiết bị cầm tay (bao gồm cả điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị đeo)

Tại đó, trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện (UI) luôn song hành với nhau. Nếu UX quan tâm đến trải nghiệm và hành trình tổng thể của người dùng trong ứng dụng, thì UI đảm nhiệm phần giao diện, bao gồm ngôn ngữ thiết kế và các thành phần mà người dùng tương tác.

Sự khác biệt giữa UX và UI

Tại sao bạn nên bắt đầu nghiêm túc suy nghĩ về cải thiện trải nghiệm người dùng trong ứng dụng?

Theo nghiên cứu, ¾ người dùng internet (tương đương với gần 3,7 tỷ người) vào năm 2025, sẽ truy cập web thông qua điện thoại thông minh. Và chính những người dùng đó sẽ luôn mong muốn có được trải nghiệm tốt với tốc độ cao, dễ sử dụng, mang lại nhiều điều tiện lợi. 

Kết hợp số liệu này với số liệu thực tế: Có tới 38% người dùng sẵn sàng tải một ứng dụng để mua hàng, nhưng ½ sẽ gỡ cài đặt ngay sau khi hoàn tất giao dịch. Thậm chí, có tới 1 nửa số ứng dụng bị gỡ cài đặt trong vòng 30 ngày sau khi tải. 

Và thật đáng ngạc nhiên, người dùng trung bình chỉ tương tác thường xuyên với 5 ứng dụng có trong máy của họ. 

Có một cách rất hiệu quả để cải thiện retention của người dùng cũng như duy trì sự chú ý của họ, chính là cải thiện UX – trải nghiệm người dùng. Nếu ứng dụng giải quyết được những mong muốn của người dùng, giúp họ cảm thấy hài lòng với trải nghiệm vì sự nhanh chóng, tiện lợi thì chắc chắn DAU (Daily Active User) của bạn sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu đáng kể nhờ tăng giá trị trọn đời của người dùng (Lifetime value)

Nói tóm lại, bạn phải liên tục tìm cách đơn giản hóa cuộc sống của người dùng, tạo ra trải nghiệm phù hợp với từng ngữ cảnh sử dụng. Khi bạn tập trung đủ vào việc tạo ra trải nghiệm đơn giản, thì UX của bạn có thể tiến lên nhiều bước, từ “bình thường” hoặc “đủ tốt” leo lên xuất sắc!

Người dùng luôn có nhu cầu cải thiện tốc độ trong ứng dụng 

Chúng tôi có rất nhiều mẹo bên dưới về cách để cải thiện trải nghiệm người dùng trong ứng dụng, nhưng trước hết, hãy xem xét đến vấn đề này: Có tới 70% người dùng sẽ từ bỏ một ứng dụng nếu họ mất quá nhiều thời gian để tải. Và “quá lâu” ở đây là khoảng 5 giây!

Ứng dụng có thể đang có thiết kế đẹp cùng những tính năng tuyệt vời nhất, nhưng nếu hiệu suất cùng tốc độ tải kém, chắc chắn sẽ không có user nào đủ kiên nhẫn để trải nghiệm nó. 

Mặt khác, bạn cũng cần đảm bảo ứng dụng có thể hiển thị và hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị. Và cũng hãy hạn chế các sự cố như crash hoặc ARN ở mức tối đa!

Sự khác biệt chính giữa trải nghiệm người dùng trên máy tính và thiết bị di động

Hai thiết bị này có rất nhiều sự khác biệt

Có nhiều sự khác biệt giữa trải nghiệm người dùng trên máy tính và thiết bị di động. Hãy cùng nhìn vào những điểm chính

  1. Không gian làm việc:

Với máy tính để bàn, người dùng có thể mở nhiều tab và ứng dụng để thực hiện đa nhiệm, đồng thời có bàn phím với kích thước đầy đủ cùng không gian làm việc vật lý ổn định và thoải mái hơn. Hơn nữa, chúng thường cố định và có ánh sáng ổn định.

Tuy nhiên, trên thiết bị di động, người dùng thường có thói quen tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất. Họ có thể ở bất cứ đâu: Một không gian xa lạ, thực hiện nhiều công việc cùng một lúc (vừa nhận đồ, vừa giặt quần áo vừa sử dụng,…) hoặc thậm chí họ có thể bị hạn chế về băng thông. 

  1. Không gian hiển thị và định hướng màn hình

Người dùng máy tính để bàn có thể đang sử dụng một hoặc nhiều màn hình có kích thước đầy đủ, độ phân giải cao, dễ dàng xem và cuộn để hiển thị được nhiều chi tiết

Tuy nhiên, màn hình di động rõ ràng là bị hạn chế hơn, do đó, bạn cần đặt những nội dung quan trọng và các nút CTA ở những màn đầu tiên, dễ nhìn và được chú ý nhiều nhất. 

  1. Ngôn ngữ hình ảnh và tín hiệu

Việc thiết lập một ngôn ngữ thiết kế rõ ràng là điều cần thiết đối với các thiết bị di động. Điều này thực sự cần thiết khi bạn cần đưa người dùng từ màn này sang màn khác một cách mượt mà nhất.

Giao diện di động chủ yếu dựa vào các biểu tượng phổ biến và dễ nhận biết để cho người dùng hiểu về các hành động và tính năng phổ biến (ví dụ: biểu tượng ba dấu gạch biểu tượng cho menu đang được thu gọn)

Vậy nên, hãy chắc chắn rằng các kí hiệu bạn đang sử dụng phổ biến, thông dụng đủ để người dùng hiểu được. 

Nhờ UX, bạn có thể tạo ra các chuyển đổi đáng nhớ

Việc mang lại trải nghiệm người dùng tốt cũng giống như việc bạn đang tiếp thị về sản phẩm khi đã có những hiểu biết sâu về chính khách hàng của mình. UX sẽ mang lại cho user sự cộng hưởng của những tính năng hữu ích trong ứng dụng và trải nghiệm tuyệt vời.

Khi nghiên cứu sâu về việc cải thiện UX trong ứng dụng, bạn nên theo dõi các KPI sâu của ứng dụng như: Thời gian 1 phiên, số lượng màn hình người dùng xem/ mỗi lượt truy cập, số lần hoàn thành sự kiện trong ứng dụng,… Tất cả những thông số đó đều có thể tiết lộ cho bạn biết điều gì khiến người dùng hài lòng, điều gì đang cản trở họ trải nghiệm ứng dụng mượt mà hơn. Bằng cách xem kỹ những điểm tương tác cuối của họ, bạn có thể nhận thấy họ đang ngừng truy cập ở bước nào. 

Ví dụ, việc gửi thông báo về việc tặng người dùng phiếu mua hàng có thể làm gián đoạn quy trình mua sản phẩm của người dùng. Một việc tưởng chừng như mang lại lợi ích cho user lại khiến họ ngưng sử dụng app.

Nghiên cứu đã cho thấy 46% user khi gặp sự gián đoạn trong trải nghiệm sẽ từ bỏ luôn quá trình phía sau. 

Vậy nên, những người nghiên cứu về UX của sản phẩm rất nên chu ý vào việc làm thế nào để có những khoảnh khắc thích hợp, vừa làm người dùng hài lòng với những tính năng của sản phẩm, vừa không làm gián đoạn trải nghiệm trơn tru của họ. Những thông điệp mà bạn đưa ra cũng cần phải đúng thời điểm để không làm họ sao nhãng. Mặc dù khoảnh khắc tương tác của ứng dụng có thể nhỏ, nhưng chúng lại có khả năng tác động rất lớn.

Như vậy, có thể nói, trải nghiệm người dùng chính là chìa khóa để ứng dụng được thị trường chấp nhận. 

A/B Testing – vũ khí bí mật tạo nên UX thành công

A/B Testing miêu tả việc bạn chạy song song hai tùy chọn khác nhau, từ đó có sự so sánh để chọn ra phiên bản tốt hơn. Đây là một công cụ rất mạnh để cải thiện UX của bạn. 

Các Designer luôn có vô vàn những ý tưởng tuyệt vời. Thế nhưng, đáng buồn là không phải những gì chúng ta thích đều thành công. Trải nghiệm người dùng tương đối mang tính cá nhân hóa, đôi khi, bạn sẽ không thể tưởng tượng rằng phương án đơn giản lại được user ưa chuộng hơn cả, thay vì phương án vô cùng kỳ công mà bạn đã nghĩ đến. Việc đánh giá kết quả dựa trên số liệu sẽ mang lại cho bạn ánh nhìn khách quan hơn về vấn đề.

Ví dụ, bạn đang thử nghiệm việc đặt nút CTA ở nhiều vị trí khác nhau, xem vị trí nào sẽ được user click nhiều nhất. Bạn đã làm tất cả những gì có thể, từ thay đổi nội dung trên trang chủ, chỉnh sửa lại viên hoặc thậm chí là xây dựng những kịch bản khác nhau để thu hút người dùng click. 

Thế nhưng, không phải phương án nào cũng thành công. Để đảm bảo rằng bạn sẽ chọn ra được phương án tốt nhất, hãy chỉ test 1 yếu tố tại 1 thời điểm. 

Ngoài ra, hành vi và sở thích của người dùng cũng có thể liên tục thay đổi theo thời gian, vậy nên hãy A/B Testing liên tục để chọn ra phương án tốt nhất vào thời điểm đó.

Kết

Trên hết, khi thiết kế các tính năng hoặc phát triển quy trình trong ứng dụng, hãy tự hỏi làm thế nào để mọi thứ đơn giản hơn, nhanh hơn, mượt mà hơn và thú vị hơn cho người dùng của mình. Công nghệ có thể giúp bạn, nhưng không gì thay thế được việc kiểm tra, đánh giá và phản hồi chân thực của người dùng.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App và tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Categories
Design Mobile App

Những điều nên và không nên khi thiết kế trải nghiệm người dùng ứng dụng di động

Theo các chuyên gia, “các thông tin mà người dùng nhận được trên các thiết bị di động ít hơn tới 50% thông tin trên máy tính. Điều đó có nghĩa rằng nội dung, điều hướng cũng như các yếu tố phải trực quan gấp đôi so với trên máy tính, để người dùng vẫn nắm được nội dung mà bạn muốn truyền tải. 


Dưới đây là những gợi ý của chúng tôi:

1. Cho người dùng thấy được những gì họ cần phải thấy!

  • Bạn KHÔNG NÊN lãng phí bất cứ không gian nào trong màn đầu tiên. Những nút CTA hay điều hướng mà bạn mong muốn người dùng chú ý cần phải được thể hiện rõ ràng với nội dung trực tiếp, dễ tiếp thu. 
  • Bạn NÊN giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các tác vụ cơ bản bằng cách thiết kế đơn giản. 
  • Bạn NÊN sử dụng các biểu tượng nhỏ để điều hướng hành động của người dùng, ví dụ như nhập text vào box hoặc ấn nút để bật,…
  • Bạn NÊN có các phản hồi hệ thống và xác thực thao tác để cho người dùng hiểu rằng điều gì đó đang xảy ra. Ngoài ra, những tương tác động mang tính giải trí sẽ vô cùng hữu ích khi cần người dùng chờ đợi điều gì đó, thay vì bắt họ nhìn chằm chằm vào dòng chữ “chúng tôi đang xử lý” hoặc “hệ thống đang loading”,…
  • Bạn NÊN giúp việc tìm kiếm yêu cầu trợ giúp của người dùng trở nên đơn giản hơn, chẳng hạn như người dùng chỉ cần ấn vào nút để bắt đầu cuộc gọi hoặc trò chuyện với tổng đài viên. 

2. Hãy giúp người dùng làm quen với ứng dụng nhanh hơn!

  • bạn KHÔNG NÊN ẩn chức năng tìm kiếm trong menu
  • Bạn KHÔNG NÊN bắt người dùng chụm tay lại để phóng to hình ảnh hoặc sử dụng thao tác cuộn ngang
  • Bạn NÊN cho người dùng 1 cách thức đơn giản (Có thể là chỉ với một lần click) để quay lại trang chủ
  • Bạn NÊN chắc chắn rằng các nút, liên kết, nội dung quan trọng của ứng dụng luôn được hiển thị rõ ràng. Các mục phụ có thể nằm gọn trong menu thu gọn hoặc trượt ra nếu cần, nhưng những mục chính luôn cần được hiển thị ra rõ ràng!
Bạn KHÔNG NÊN ẩn chức năng tìm kiếm trong menu

3. Loại bỏ những “vật cản” làm gián đoạn luồng trải nghiệm của người dùng

  • Bạn KHÔNG NÊN bắt người dùng bắt đầu lại từ đầu khi họ chuyển sang sử dụng thiết bị di động. Điều này sẽ tạo tính liên tục giữa trải nghiệm trên máy tính để bàn và thiết bị di động. Nếu không thể giữ lại toàn bộ dữ liệu, thì hãy giữ lại nhiều nhất có thể. 
  • Bạn KHÔNG nên làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng với cửa sổ mới bật lên
  • Bạn NÊN chia nhỏ các quy trình gồm nhiều bước thành các nhiệm vụ nhỏ

4. Giúp mọi yếu tố trên màn hình được hiển thị đầy đủ

  • Bạn KHÔNG NÊN sử dụng những nút quá nhỏ trên màn hình, khó ấn và khó nhìn thấy
  • Bạn KHÔNG NÊN gây khó khăn cho việc nhập liệu bằng bất cứ cách nào. Ví dụ bạn có thể sử dụng lịch trực quan để user dễ dàng trong việc chọn ngày thay vì các menu thả xuống. Ngoài ra, bạn cũng có thể giữ cho các biểu mẫu đơn giản nhất bằng cách yêu cầu người dùng cung cấp những dữ liệu ngắn và quan trọng nhất. Ngoài ra, với những phần yêu cầu cung cấp thông tin bằng số (số CCCD, số thẻ tín dụng,…) thì bạn hoàn toàn có thể cung cấp bàn phím số thay vì bàn phím thường
  • Bạn KHÔNG NÊN thêm quá nhiều hình ảnh động để tránh gây phiền nhiễu, giảm sự chú ý của người dùng vào những thành phần chính. Hãy đảm bảo rằng mọi yếu tố bạn để trong ứng dụng đều cần có mục đích.
  • Bạn NÊN tạo một sự nhất quán trong kiểu chữ, màu sắc,… để tránh gây hiểu nhầm, khó chịu cho user
  • Bạn NÊN để tâm đến việc user có thể thao tác bằng một tay, tiện cho quá trình sử dụng, vì theo nghiên cứu có tới 85% user tương tác với màn hình chỉ bằng một ngón tay cái

5. Chú ý tới yêu cầu của người dùng

  • bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng mua IAP trước khi cho họ trải nghiệm tính năng của ứng dụng
  • Bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng cấp quyền truy cập dữ liệu mà không đưa ra cho họ lý do rõ ràng
  • Bạn NÊN cho phép đăng nhập 1 lần (ví dụ có thể đăng nhập bằng Facebook hoặc Google
  • Bạn NÊN cho user cơ hội thanh toán lại nếu thanh toán bị lỗi với bất cứ lý do nào

6. Bạn nên đảm bảo người dùng có thể dễ dàng quen thuộc với ứng dụng

  • Bạn NÊN đảm bảo thiết kế sẽ phù hợp với tất cả người dùng, kể cả những người khuyết tật về thể chất, khiếm thị,… Hãy làm cho mọi thứ trở nên đơn giản nhất có thể
  • Bạn NÊN chấp nhận sự đa dạng. User càng đa dạng, càng có khả năng bộ lộ những quan điểm và đưa ra các dạng trải nghiệm khác nhau. Hãy thu thập ý kiến và cải tiến sản phẩm
  • Bạn KHÔNG NÊN quên tìm hiểu về người dùng. Tìm hiểu càng sâu, càng biết họ là ai, thì ứng dụng của bạn càng sát với nhu cầu và mong muốn của họ
Càng biết rõ về user, ứng dụng của bạn càng tiến sát tới nhu cầu của họ

7. Cá nhân hóa là điều vô cùng quan trọng!

  • Bạn KHÔNG NÊN gửi những email marketing chung chung, không liên quan đến tất cả các người dùng
  • Bạn NÊN sử dụng thông báo đẩy được cá nhân hóa để gửi đúng thông báo cho đúng người, đúng thời điểm
  • Bạn NÊN suy nghĩ về quy trình giới thiệu app cho user, làm thế nào để yếu tố người dùng được cá nhân hóa nhiều nhất có thể
  • Bạn NÊN đẩy mạnh việc lắng nghe user: Việc thu thập phản hồi của người dùng và nghiên cứu dữ liệu hành vi là vô cùng cần thiết. Sau đó, hãy cung cấp cho họ nhiều điều khiến họ thích thú hơn

8. Khiến ứng dụng trở nên thú vị hơn!

  • Bạn không nên cung cấp một danh sách những gạch đầu dòng chán ngắt dễ khiến người dùng mất đi hứng thú. Thay vào đó, những trò chơi nhỏ, tương tác với người dùng sẽ phát huy tác dụng trong việc kích thích họ
  • bạn NÊN tạo ra các thử thách cùng bảng xếp hạng uy tín. Điều này rất có ích trong các ứng dụng sức khỏe, để khuyến khích người dùng tăng cường các hoạt động và tương tác với ứng dụng

9. Chú ý tới cảm ứng, cử chỉ và phản hồi của ứng dụng

  • Bạn NÊN cho phép người dùng thực hiện các cử chỉ mà họ đã quen khi sử dụng thiết bị di động, bao gồm vuốt, chạm, kéo,… Quan trọng hơn cả, hãy đảm bảo rằng ứng dụng của bạn sẽ phản hồi trơn tru
  • Bạn KHÔNG NÊN biến phản hồi xúc giác trở nên khó chịu khi cho quá nhiều những âm thanh, rung,…

10. Tạo cuộc trò chuyện với user!

  • Bạn KHÔNG NÊN yêu cầu người dùng phải thoát khỏi ứng dụng nếu muốn liên hệ với bạn
  • Bạn NÊN sử dụng thông báo trong ứng dụng để thông báo cho người dùng về  tính năng, nhiệm vụ hoặc ưu đãi cụ thể (nhưng hãy cẩn thận để không làm gián đoạn trải nghiệm của họ)
  • Bạn NÊN yêu cầu người dùng phản hồi trong ứng dụng. Đó có thể là yêu cầu rate app, hoặc đánh giá nhanh khi họ đang sử dụng ứng dụng. Đây là một cách tương đối hiệu quả để thu thập ý kiến người dùng

Kết

Trên hết, khi thiết kế các tính năng hoặc phát triển quy trình trong ứng dụng, hãy tự hỏi làm thế nào để mọi thứ đơn giản hơn, nhanh hơn, mượt mà hơn và thú vị hơn cho người dùng của mình. Công nghệ có thể giúp bạn, nhưng không gì thay thế được việc kiểm tra, đánh giá và phản hồi chân thực của người dùng.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App và tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Categories
Blog News

Top 5 dữ liệu nổi bật của ngành mobile app trong năm 2022: Nhà phát triển ứng dụng cần biết!

Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị trước, phân tích số liệu kĩ càng, thì mọi chuyện không tệ như bạn nghĩ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào khai thác dữ liệu để chia sẻ với bạn những xu hướng số liệu sâu nhất trong ngành, đồng thời vẽ nên một bức tranh dựa trên thông tin chi tiết về tình trạng hiện tại của chi tiêu quảng cáo, chi tiêu của người tiêu dùng, tiếp thị IOS,… để bạn hiểu được rằng mình đang đứng ở đâu, và tương lai ngành game & mobile app vẫn đang rộng mở thế nào, để đi thế nào cho đúng và vững vàng!

Dữ liệu 1: Tổng lượt cài đặt ứng dụng đã tăng 10% vào năm 2022, bất chấp hậu Covid, các thay đổi về quyền riêng tư và suy thoái kinh tế!

15 năm sau khi chiếc Iphone đầu tiên ra đời, thì điện thoại thông minh đã gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Các thiết bị di động đã dần đi vào hoạt động ổn định, không có quá nhiều “không gian” để người dùng tải thêm những ứng dụng mới. Vậy nên cũng không có gì quá ngạc nhiên khi thấy tốc độ tăng trưởng của các ứng dụng di động giảm dần theo thời gian.

Mặc dù đã ghi nhận sự chậm lại tương đối trong hành trình phát triển, nhưng tổng số lượt cài đặt ứng dụng vào năm 2022 vẫn tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những thay đổi như: Quyền riêng tư của Apple (ATT), sự thay đổi thói quen của người dùng sau covid và suy thoái kinh tế sắp xảy ra (được cho là sẽ ảnh hưởng lớn tới ngân sách quảng cáo).

Sự bùng nổ sau Covid-19 không tồn tại lâu

Chúng ta đều nhận thấy “cú nổ” lớn nhờ Covid trong năm 2020, với sự tăng trưởng 35% so với cùng kỳ 2020 là một sự bất thường. Tuy nhiên, đáng buồn rằng điều này lại không trở thành “bình thường mới” mà lập tức suy giảm và biến mất dần. 

Hậu quả để lại là rất nhiều công ty công nghệ, thậm chí là những công ty lớn đã “vỡ bong bóng” và buộc phải cắt giảm lượng lớn nhân sự, chuyển mục tiêu phát triển từ tăng trưởng nhanh sang tối đa hóa lợi nhuận. 

Số lượt cài đặt ứng dụng Android tăng 9% so với cùng kỳ

Sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ yếu tố địa lý, vì đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng tại thị trường Android lớn nhất – Ấn Độ.

Thị trường Android lớn nhất – Ấn Độ.

Mặt khác, các số liệu cho thấy cuộc chiến ở Ukraine đã khiến thị trường Nga giảm 18% tổng số lượng cài đặt so với năm ngoái. Mức tăng trưởng 9% cũng có thể cao hơn nếu không phải giảm ngân sách cho các app trong bối cảnh suy thoái kinh tế.

Dữ liệu 2: Chi tiêu cho quảng cáo giảm 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dấu hiệu suy thoái đang rõ ràng hơn bao giờ hết khi 3 tháng cuối năm mức giảm chi tiêu quảng cáo ghi nhận 20%

Nhìn chung, số liệu ghi nhận chi tiêu cho quảng cáo trung bình năm giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng khi nhìn sâu vào dữ liệu 3 tháng cuối, khi nền kinh tế sụt giảm mạnh, sự khác nhau giữa năm 2021 và 2022 mới trở nên rõ rệt.

Nếu như năm 2021 chứng kiến mức tăng cho chi tiêu quảng cáo lên đến 8% xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm, thì 2022 phải chứng kiến mức giảm kỷ lục: 20%.

Hãy nhìn vào bảng sau để hiểu rõ hơn:

  • Có thể nhận thấy những ứng dụng game android đã thể hiện rõ ràng hiệu quả, với CPI giảm 8% và doanh thu trước thuế cao hơn 12%, giúp tăng 3% tổng chi tiêu quảng cáo. Như vậy, những người phát triển ứng dụng game sẽ có được nhiều người dùng hơn cùng một lượng ngân sách. Đồng thời, việc tái đầu tư sẽ trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng scale app.
  • Các ứng dụng trò chơi IOS cũng đã tăng 33% CPI so với cùng kì, tăng ngân sách quảng cáo lên 23%. Nhưng không may, điều này làm giảm doanh thu trước thuế xuống 9%
  • App Android đã ghi nhận mức giảm CPI tới 20%, 22% chi phí, ưu tiên đặt việc tối ưu hóa lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng doanh thu trước thuế vẫn giảm 2% so với cùng kỳ
  • App IOS cũng đã giảm chi phí xuống 23%, đồng thời giảm CPI xuống 2%, nhưng doanh thu trước thuế cũng vẫn giảm khá nhiều, ở mức 24%.

Chi tiêu của user phân bổ nhiều cho game là bằng chứng chứng minh suy thoái kinh tế sắp đến gần

Bạn cũng đã thấy trong bảng phía trên, các trò chơi vẫn đang có được các chỉ số dương, trong khi đó, mảng app đã và đang phải cắt giảm chi phí, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

Theo như các nghiên cứu, việc đưa ra các quyết định chi tiêu cho IAPs mảng game của user sẽ dễ dàng hơn mảng app rất nhiều. Đặc biệt là các ứng dụng thương mại điện tử, du lịch, di chuyển công cộng,… sẽ khiến phần lớn người dùng cân nhắc và suy nghĩ kĩ mới dám chi tiền cho IAP. Đó là lý do tại sao suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi tiêu cho IAPs mảng app. 

Chi tiêu đổ nhiều cho game là dấu hiệu của suy thoát kinh tế!

Ứng dụng về tài chính và giao đồ ăn sẽ bị ảnh hưởng nhất khi suy thoái kinh tế ập đến

Quyết định chi tiêu cho mảng app sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính nói chung và tiền tệ nói riêng.

Chi tiêu lớn nhất của người dùng cho mảng app được ghi nhận ở danh mục tài chính, vậy nên trong trường hợp tài chính của chính user bị cắt giảm sẽ gây nên ảnh hưởng to lớn cho mảng này

Còn ở mảng app giao đồ ăn đã ghi nhận mức tăng kỷ lục vào mùa lockdown năm 2020-2021, vậy nên năm 2022, khi nhu cầu của người dùng không còn quá lớn như trước, thì doanh thu của những ứng dụng này đã ghi nhận sự suy giảm rõ rệt

Việc sử dụng SSOT có thể giúp bạn tối ưu phân bổ ngân sách.

Nếu bạn chưa biết, thì SSOT chính là viết tắt của Single Source of Truth. Dữ liệu này có thể loại trừ những lượt cài đặt nhờ quảng cáo bị trùng lặp. 

Ví dụ, người dùng có thể nhìn thấy ứng dụng trên quảng cáo tìm kiếm của Google, nhưng không cài đặt. Cho đến khi họ tiếp tục nhìn thấy ứng dụng đó trong quảng cáo của Facebook thì mới cài đặt. Tuy nhiên, nếu đo lường không chính xác, thì hệ thống của cả Google và Facebook sẽ cùng ghi nhận lượt cài đặt đó. Chính những tracking sai lầm này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quyết định đưa ra giải pháp để tối ưu phân bổ ngân sách.

Vậy nên, sử dụng SSOT cũng là một cách tương đối hiệu quả để ra quyết định phân bổ ngân sách và đo lường ROAS chính xác.

Các công ty đã dần chú trọng hơn vào các nền tảng mạng xã hội

Với mong muốn tối ưu hóa doanh thu bằng cách cắt giảm các chi phí quảng cáo, thì không có gì ngạc nhiên khi các Công ty dần tập trung vào việc remarketing, kết nối lại với người dùng cũ thông qua các nền tảng mạng xã hội bằng thông báo đẩy (push notification), email marketing và tin nhắn trong ứng dụng. 

Những người làm ở vị trí marketing app cũng đang dần bắt kịp xu hướng bằng cách tiếp thị đa kênh. Đặc biệt, việc remarketing được đánh giá là phù hợp với ngân sách thấp, đồng thời không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về quyền riêng tư. Thậm chí, nếu làm tốt, chi phí bạn phải bỏ ra cho những chiến dịch remarketing có thể là 0 đồng! Thậm chí, nhiều công ty đang đổ công sức vào việc làm branding để có thêm những khách hàng trung thành, yêu thích sản phẩm và cả thương hiệu. 

Mạng xã hội đã dần được chú trọng hơn

Dữ liệu 3: Các ứng dụng đã chi 80 tỷ USD cho user acquisition – Chi phí thu hút người dùng – giảm nhẹ so với năm 2021 sau khi chứng kiến mức tăng kỉ lục tới 40% vào năm 2020

Theo số liệu thực tế, ngân sách mà các doanh nghiệp chi ra cho user acquisition vào năm 2022 chỉ đạt 80 tỷ USD – đã bao gồm cả Trung Quốc. 

Con số này đã thể hiện mức giảm nhẹ so với năm 2021 sau khi chứng kiến mức tăng kỉ lục tới 40% vào năm 2020. 

Theo thống kê, số tiền mà các doanh nghiệp đã chi cho user acquisition của mảng game chiếm tới 27 tỷ đô. Nối tiếp ngay sau đó là những ứng dụng tài chính với 8,5 tỷ USD và các ứng dụng shopping là 3,4 tỷ đô.

Dữ liệu 4: Tỷ lệ so khớp tăng 10%, chiếm 26% doanh thu trước thuế của thị trường IOS cho thấy việc tối ưu hóa có thể mang lại trải nghiệm quảng cáo tốt hơn

IDFA không chết hoàn toàn!

Nếu bạn chưa biết, thì IDFA là một mã định dạng mà Apple gắn cho mọi thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS. IDFA sẽ tương đương với cookie web, cho phép nhà quảng cáo theo dõi mức độ tương tác của người dùng với quảng cáo của họ và theo dõi hoạt động sau khi cài đặt của họ.

Tuy nhiên, từ sau ATT (App Tracking Transparency) của Apple xuất hiện, nhiều người nghĩ rằng IDFA đã thực sự trở nên vô dụng. Nhưng thực tế lại chứng minh rằng thay vì “phó mặc số phận”, thì nhiều nhà quảng cáo đang tối ưu hóa trải nghiệm ATT để người dùng cấp cho mình quyền theo dõi, từ đó IDFA có thể hoạt động bình thường. 

Số lượng quảng cáo tăng sau khi ATT được công bố!

Một điều gây shock khác chính là có nhiều quảng cáo hơn sau khi ATT ra đời.  Instagram, YouTube, TikTok đều đã giới thiệu những khoảng không và vị trí quảng cáo mới để bù đắp lại những định dạng quảng cáo kém hiệu quả sau khi ATT được công bố.

Do tình trạng quá tải quảng cáo này, người dùng bị phân phối nhiều quảng cáo không liên quan hơn, tạo ra những trải nghiệm tiêu cực khi xem quảng cáo. Vậy nên, nhấn mạnh thêm một lần nữa là việc tạo ra những kịch bản để người dùng gật đầu với việc theo dõi dữ liệu sẽ mang lại những trải nghiệm tốt hơn. Có thể nói, đây sẽ là điều quan trọng và cần thiết nhất mà các nhà quảng cáo cần phải lưu tâm khi bước vào năm 2023.

Áp lực về sẽ tăng cao

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, quảng cáo sẽ buộc phải hiển thị nhiều hơn để bù đắp được phần thâm hụt của chỉ số Ecpm. Điều này sẽ dễ dàng mang lại cho bạn doanh thu ngắn hạn, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải trả giá vì những thiệt hại tiềm ẩn vì trải nghiệm của người dùng với quảng cáo sẽ tệ hơn bao giờ hết. 

Vậy nên, dù áp lực về doanh thu ngắn hạn có tăng cao đến đâu, thì bạn hãy cố gắng tối ưu để cân bằng giữa doanh thu và trải nghiệm người dùng nhé!

Hãy cố gắng tối ưu để cân bằng giữa doanh thu và trải nghiệm người dùng nhé!

Dữ liệu 5: Mảng app đang có doanh thu IAP tăng 20%, trong khi mảng game đang bị giảm doanh thu từ IAP, chỉ còn 16%

Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng app và game Android
Tốc độ tăng trưởng doanh thu mảng app và game IOS

Từ biểu đồ trên, bạn có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa IOS và Android khi xét về doanh thu IAP. Đối với IOS, các trò chơi bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi chính sách ATT. Đó là lý do tại sao mảng game không tăng doanh thu nhiều bằng mảng app kể từ khi ATT ra mắt.

Ngoài quyền riêng tư, các marketer mảng game cũng đang phải đối mặt với việc bão hòa. Nhiều tựa game mới đang phải vật lộn để cạnh tranh với những thương hiệu lớn. 

Doanh thu quảng cáo trong app tăng

Trái ngược với sự sụt giảm của doanh thu IAP, mức tăng trưởng doanh thu quảng cáo đã được ghi nhận trên cả 2 nền tảng IOS và Android. Android ghi nhận mức tăng đáng kể với 48%, còn IOS ghi nhận mức 38%.

Kết

Trên đây là những số liệu tiêu biểu cho cả mảng game và app vào năm 2022. Hy vọng với những dữ liệu này, bạn sẽ có thêm những chiến lược phát triển trong năm 2023!

Nguồn bài viết: Appsflyer.com