Categories
Blog News

Vi phạm chính sách “Deceptive Ads” – Quảng cáo lừa đảo: Trường hợp mắc và cách khắc phục

Tuy nhiên, các lỗi về quảng cáo vẫn chưa dừng lại ở đó. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về policy, cũng như có hướng giải quyết vấn đề trong thời gian tới!

Google Play không chấp nhận những quảng cáo như thế nào?

Trong phần policy về quảng cáo, Google Play cũng nói rõ rằng họ không cho phép các ứng dụng chứa quảng cáo lừa đảo hoặc gây rối. Tất cả quảng cáo và các ưu đãi có liên quan đều được coi như một phần của ứng dụng. Vì vậy, quảng cáo hiển thị trong ứng dụng cũng phải tuân thủ tất cả chính sách.

Nếu bạn cần đọc lại thông tin về quảng cáo gây rối, hãy click TẠI ĐÂY.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn về lỗi quảng cáo Deceptive Ads – Quảng cáo lừa đảo. Đây cũng là một lỗi policy mà các team trong Eco Mobile cũng đã gặp trong quá trình làm app. 

Quảng cáo lừa đảo là gì? 

Quảng cáo lừa đảo là quảng cáo mô phỏng hoặc giả mạo giao diện điện thoại của người dùng, ở bất kì tính năng trong ứng dụng nào, ví dụ như thông báo hoặc các thành phần cảnh báo của hệ điều hành. 

Người dùng phải được biết rõ ứng dụng nào đang phân phát quảng cáo. 

Một số ví dụ Google đã chỉ rõ về vấn đề quảng cáo lừa đảo bao gồm: 

  1. Quảng cáo bắt chước giao diện người dùng của ứng dụng:
① Biểu tượng dấu chấm hỏi trong ứng dụng này là quảng cáo đưa người dùng đến trang đích bên ngoài.

2. Quảng cáo bắt chước thông báo hệ thống:

① ② Các ví dụ trên minh họa các quảng cáo bắt chước các thông báo hệ thống khác nhau.

① Ví dụ trên minh họa một phần tính năng bắt chước các tính năng khác nhưng ấn vào thì lại dẫn người dùng đến một hoặc nhiều quảng cáo.

Ngoài quảng cáo lừa đảo và quảng cáo gây rối còn có rất nhiều những tình huống vi phạm policy khác liên quan đến quảng cáo. Để đọc chi tiết, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY

Case Study mắc lỗi vi phạm chính sách “Deceptive Ads” – Quảng cáo lừa đảo

Ứng dụng được đưa ra để xem xét trong bài viết này chính là ứng dụng Wallpapers. Khi mắc lỗi, Google Play có gửi mail về thông báo cho team, kèm theo ảnh chụp màn hình, với nội dung như sau: 

Email báo lỗi từ Google Play Policies

Trong email này, Google Play cũng đã thể hiện rõ là ứng dụng vi phạm policy Deceptive Ads, với lỗi: Quảng cáo bắt chước thông báo/ giao diện của hệ thống

Với lỗi này, trạng thái cho ứng dụng là Rejected và team sẽ phải gửi lại bản update để Google xem xét lại.

Ảnh chụp màn hình đi kèm theo email để chứng minh lỗi

Ngay sau khi nhận được email, team đã xem xét lại quảng cáo và nhận thấy tình trạng này là do sai phạm đến từ quảng cáo cho ứng dụng Dwen Booster. Quảng cáo cho ứng dụng Dwen Booster này đang cố tình bắt chước giao diện hệ thống để lừa đảo người dùng, điều hướng người dùng click để tải app. 

Vậy nên, cách khắc phục nhanh nhất mà team đưa ra là tiến hành chặn quảng cáo của ứng dụng Dwen Booster này trên Admob và tăng rollout từ 99% lên 100%. 

Sau đó, team đã gửi đi xem xét và ứng dụng đã hết rejected. Đồng thời, team cũng đã gửi link ứng dụng để các team khác tiến hành chặn đối với các app khác, tránh trường hợp tương tự xảy ra.

Có thể nói, với tình huống này, lỗi hoàn toàn không đến từ Eco Mobile. Tuy nhiên, khi có vấn đề thì bạn vẫn cần phải tìm được cách khắc phục nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro về sau. 

Kết

Càng ngày, Google Play càng hướng về việc làm thế nào để tối ưu, mang lại những ứng dụng có ích cho người dùng, nâng cao chất lượng chung của mobile app. Vậy nên, các policy ngày một chặt chẽ. Nếu bạn đang làm mảng mobile app, thì việc nắm chắc policy là một trong những điều cực kì cần thiết. 

Hy vọng bài viết này đã cho bạn thêm góc nhìn về lỗi Deceptive Ads và cách khắc phục trong một tình huống cụ thể!

Categories
Marketing Mobile App Blog

Vi phạm chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo: Trường hợp mắc và cách khắc phục

Trong bài viết này, Eco Mobile sẽ chia sẻ một tình huống vi phạm policy mà chính team trong Công ty đã gặp phải, chính là lỗi: Vi phạm chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn xử lý dễ dàng hơn khi gặp phải tình huống tương tự.

Chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo là gì?

Trước khi đi sâu vào case study của Eco Mobile, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về chính sách này

Chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo là những ứng dụng cố gắng đánh lừa người dùng hoặc tạo điều kiện cho hành vi không trung thực. 

Các ứng dụng phải cung cấp thông tin, hình ảnh, mô tả, video chính xác về chức năng của tất cả các thành phần. Ứng dụng không được cố bắt chước chức năng hoặc các cảnh báo từ hệ điều hành hoặc ứng dụng khác. Mọi thay đổi đối với cài đặt thiết bị phải được thực hiện với sự đồng ý của người dùng, và người dùng có thể hủy bỏ bất cứ lúc nào họ muốn.

Các trường hợp vi phạm thường gặp của chính sách hành vi lừa đảo

Có những trường hợp vi phạm thường gặp như sau: 

  1. Tuyên bố gây hiểu nhầm

Google Play không cho phép các ứng dụng chứa thông tin hoặc tuyên bố sai lệch hoặc gây nhầm lẫn, kể cả trong phần mô tả, tiêu đề, biểu tượng và ảnh chụp màn hình.

Ví dụ về những vi phạm phổ biến bao gồm: 

  • Các ứng dụng xuyên tạc hoặc không mô tả chính xác và rõ ràng về chức năng của chúng
  • Ứng dụng có các chức năng không thể triển khai
  • Các ứng dụng được phân loại không đúng cách
  • Các tuyên bố sai sự thật về chính phủ hoặc một cộng đồng/ nhóm người có sẵn. 
Hai ví dụ mà Google đã đưa ra để minh họa cho Tuyên bố gây hiểu nhầm
  1. Ứng dụng thay đổi cài đặt thiết bị theo hướng lừa đảo

Bạn cũng không được phép thực hiện các thay đổi đối với các tính năng hoặc cài đặt thiết bị của người dùng bên ngoài ứng dụng mà người dùng không biết và không đồng ý. Cài đặt và tính năng của thiết bị bao gồm cài đặt hệ thống và trình duyệt, dấu trang, phím tắt, biểu tượng, tiện ích và cách hiển thị ứng dụng trên màn hình chính.

  1. Tạo điều kiện cho hành vi không trung thực

Các ứng dụng không được phép giúp người dùng đánh lừa người khác hoặc có chức năng lừa đảo theo bất kỳ cách nào, bao gồm: Tạo hoặc hỗ trợ tạo thẻ ID, số an sinh xã hội, hộ chiếu, bằng cấp, thẻ tín dụng, ngân hàng tài khoản và giấy phép lái xe. 

Ứng dụng phải cung cấp thông tin tiết lộ, tiêu đề, mô tả và hình ảnh/video chính xác về chức năng và/hoặc nội dung của ứng dụng, đồng thời phải hoạt động đúng như đã giới thiệu

  1. Phương tiện thao túng

Các ứng dụng cũng không được phép quảng bá, tạo thông tin, tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu nhầm có thể gây hại liên quan đến một sự kiện nhạy cảm, chính trị, vấn đề xã hội hoặc các vấn đề khác được công chúng quan tâm.

Ví dụ về ứng dụng thêm mặt của nhân vật nổi tiếng vào một cuộc biểu tình trong một sự kiện nhạy cảm về chính trị cũng là một hành vi bị cấm, thuộc vào lỗi “phương tiện thao túng”

Casestudy mắc lỗi vi phạm chính sách “Deceptive Behavior” – Hành vi lừa đảo

Ứng dụng được đưa ra để xem xét trong bài viết này chính là ứng dụng Tình Trạng Pin. tính đến thời điểm hiện tại, Tình Trạng Pin đã mắc lỗi Deceptive Behavior 2 lần. Khi mắc lỗi, Google Play có gửi mail về thông báo cho team với nội dung như sau: 

Cụ thể 2 lần vi phạm và hướng giải quyết như sau: 

Lần 1: Screenshot và mô tả dài mô tả tính năng gây hiểu lầm cho người dùng  (Từ: Fast charging) 

Trong lần vi phạm này, Google Play đã nhận định từ Fast Charging chưa thực sự phù hợp với tính năng sẵn có của ứng dụng. Tại thời điểm đó, cả Screenshot và mô tả dài của ứng dụng đều đang có chứa từ khóa Fast Charging. Như vậy, team đang mắc phải lỗi được nêu rõ trong trường hợp vi phạm thứ nhất – Tuyên bố gây hiểu nhầm – ứng dụng không mô tả chính xác và rõ ràng về chức năng.

Từ Fast Charging bị vi phạm

Về cách xử lý, trong trường hợp này, team phải nhanh chóng xác định được lỗi tồn tại ở đâu, để tìm từ khóa thay thế nhanh chóng. Sau khi sửa đổi hết ở cả Screenshot và mô tả dài, team đã gửi lên bản cập nhật và đã được Google Play chấp nhận. 

Lần 2: Ứng dụng không được phép sử dụng “Optimize” và các từ đồng nghĩa cho hành động tối ưu bao gồm tắt xoay, tắt Bluetooth, giảm độ sáng, RAM booster

Trong lần vi phạm này, team nhận được liên tiếp 3 policy báo lỗi từ phía Google Play, cùng một lỗi Deceptive Behavior. Cụ thể, lỗi đến từ: Mô tả dài, trải nghiệm trong ứng dụng và cả Screenshot. 

Tuy nhiên, Google cũng không nói rõ nguyên nhân lỗi đến từ từ nào/ hay phần nào của ứng dụng. Trong tình huống này, team bắt buộc phải đi rà soát cẩn thận ở tất cả các phần. 

Lý do phỏng đoán ban đầu của team chính là: Mô tả dài và trải nghiệm trong app gây hiểu lầm cho user. Nút “Optimize” chỉ được dùng cho quá trình Charging, chứ không được dùng cho Battery.

Vậy nên, cách xử lý được đưa ra là Sửa lại bài mô tả, thay UI app: Đổi từ Optimize thành Improve.

Tuy nhiên, ngay sau đó, Google Play vẫn thông báo Trải nghiệm trong ứng dụng và mô tả dài vẫn vi phạm: Màn done có hình viên pin và chữ “Battery life”. Ngay lập tức, team tiếp tục tiến hành chỉnh sửa bằng cách đổi UI màn Done: Bỏ viên pin, bỏ chữ “Battery life”.

Sự việc vẫn chưa dừng lại khi Google Play tiếp tục báo lỗi trải nghiệm trong ứng dụng vẫn vi phạm: Không được dùng từ Improve, Ram booster. Đến đây, team quyết định Sửa thành “Battery setting” cho phép user truy cập nhanh thẳng vào trình tiết kiệm pin của hệ thống, chứ ứng dụng sẽ không can thiệp vào quá trình tối ưu cũng như sạc pin của thiết bị nữa, thời điểm hiện tại chỉ thuần về thông tin của pin.

Về sau, từ Optimize cũng được coi là một lỗi vi phạm, và team đã phải tiến hành chỉnh sửa
Những từ được bôi đậm đang vi phạm policy, team cũng đã tiến hành sửa đổi

Hy vọng bài viết trên của Eco Mobile đã giúp bạn có thêm góc nhìn đúng đắn về lỗi Deceptive Behavior – Hành vi lừa đảo để có hướng giải quyết hợp lý nếu gặp phải trường hợp tương tự.

Ngoài ra, như đã chia sẻ ở các bài về policy khác, dù bạn đang làm app vì muốn kiếm thêm một khoản thu nhập thụ động, hay muốn làm vì… đam mê, thì việc đặt mình vào người dùng, và tìm hiểu thật kĩ policy Google là điều không thể thiếu. Bất cứ công việc gì cũng cần sự đầu tư nghiêm túc, tìm hiểu kĩ lưỡng. Hãy cố gắng nắm vững chính sách của Google nhiều nhất có thể và nghiêm túc thực hiện nhé!

Categories
Blog News

Bí mật đằng sau 3 quảng cáo được xem nhiều nhất trên YouTube: Marketer nên tham khảo!

Đó là lý do tại sao marketer nên để ý tới bảng xếp hạng quảng cáo của Youtube – một danh sách được thống kê theo năm, tập hợp danh sách những quảng cáo được xem nhiều nhất trong năm. Hàng triệu người đã xem và cảm thấy thích thú với quảng cáo, nên bạn hoàn toàn có thể xem xét xem điều gì giúp những quảng cáo đó thành công đến như vậy!

Mặc dù không có bất cứ công thức nào để tạo ra quảng cáo viral, nhưng bạn hoàn toàn có thể phân tích và quan sát xem điều gì đang hiệu quả, góp phần truyền cảm hứng cho các campaign quảng cáo thành công này. 

Hãy cùng chúng tôi phân tích các case study này nhé!

HBO Max và chiến dịch kỉ niệm 20 năm của Harry Potter

Để kỉ niệm 20 năm kỉ niệm bộ phim Harry Potter, HBO Max muốn tiếp cận hai đối tượng khán giả riêng biệt bao gồm: Những người hâm mộ Harry Potter cuồng nhiệt, mong muốn được xem lại những khoảnh khắc của phim; và thế hệ người xem trẻ tuổi, chưa từng xem phim

Để thu hút cả hai nhóm đối tượng này, HBO Max dựa vào một xu hướng: Tính hoài cổ. Ngày nay, có rất nhiều người thích những điều hoài cổ. Lưu ý tới xu hướng đó, thương hiệu đã thiết kế một quảng cáo mang đến cho người xem những trải nghiệm hồi tưởng đầy ấm áp về kí ức phim Harry Potter. 

Ngoài việc giới thiệu đến người xem những khoảnh khắc đáng nhớ của dàn diễn viên, quảng cáo còn thu hút những người hâm mộ, đồng thời kỉ niệm hành trình của họ theo một cách chân thực và đáng nhớ. 

HBO Max đã lựa chọn Youtube để hỗ trợ chiến dịch. Theo như ông JP Mallo – phó chủ tịch tiếp thị của HBO Max Originals: “Youtube là một nền tảng yêu thích của chúng tôi khi thực hiện các campaign quảng cáo. Qua đó, chúng tôi sẽ biết khán giả đang tương tác như thế nào, có cảm xúc gì,… Dựa vào đó để đánh giá quảng cáo có đang đáp ứng đúng target về mặt nội dung của chiến dịch hay không.”

Và không phụ lòng tin tưởng của HBO Max, Youtube đã chứng minh mình hoàn toàn phù hợp với những chiến dịch quảng cáo này, vì khách hàng ở mọi lứa tuổi đều bị thu hút bởi nội dung hoài cổ này. Theo một cuộc khảo sát của Youtube vào năm 2022, 80% thế hệ Gen Z cho biết họ thích xem Youtube vì tính hoài cổ. Vậy nên, khi chạy chiến dịch trên nền tảng này, HBO Max có thể vừa thu hút sự chú ý của những người đam mê series Harry Potter, vừa thu hút được sự chú ý của thế hệ trẻ. 

Chiến dịch này được ra mắt vào giữa tháng 11, với các định dạng Bumper ad (Quảng cáo đệm ở dạng ngắn dưới 6s); quảng cáo không thể skip và quảng cáo thể thể skip trong luồng. Sau đó, đầu năm HBO Max đã sử dụng Youtube Select để làm nổi bật quảng cáo bên cạnh những nội dung cao cấp, có tệp người dùng chất lượng. Cuối cùng, họ kết thúc chiến dịch bằng cách tận dụng quảng cáo trên đầu trang Youtube để nâng cao nhận thức của user. Phương pháp này đã đẩy mức nhận thức của người dùng lên 12.7% – một con số ấn tượng với một thương hiệu đã có sẵn mức độ nhận diện cao – và thu hút được 49 triệu unique users.

WE – Công ty viễn thông của Ai Cập tạo quảng cáo phù hợp với màn hình của người xem

WE – Công ty viễn thông lớn của Ai Cập cần một quảng cáo phù hợp với ngày lễ Ramadan bận rộn. Để có được điều này, họ đã thiết lập chiến lược cho video để giúp người xem hiểu được xu hướng phát triển của tháng Ramadan. 

Vì thông điệp của WE phải thu hút tệp người xem ở nhiều thế hệ khác nhau, nên nhóm đã xác định rằng chiến dịch nên bao gồm nhiều loại quảng cáo khác nhau. Ông Eslam Nassar – người đứng đầu bộ phận tiếp thị kỹ thuật số của thương hiệu cho biết:  “Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn YouTube để kể một câu chuyện hấp dẫn, sáng tạo trên tất cả các định dạng và màn hình quảng cáo.”

Vậy nên, WE đã lên kế hoạch và thực hiện chiến dịch video toàn kênh, tận dụng sự kết hợp giữa quảng cáo dạng ngắn và quảng cáo dạng dài. Đối với người xem trong giai đoạn nhận thức, nhóm đã khởi chạy quảng cáo đệm dài 6 giây để giới thiệu chiến dịch và đưa ra lời kêu gọi nhanh chóng.

Sau đó, để thu hút thêm khán giả, họ đã tạo video trong luồng với thời lượng đầy đủ. Quảng cáo này được thiết kế riêng biệt để xem được từ nhiều thiết bị, từ Tivi đến thiết bị di động. 

Để nhanh chóng thu hút được sự chú ý và kết nối với người xem, WE quyết định bắt đầu video bằng một bản nhạc hấp dẫn. Ngoài ra, màu tím cũng được lựa chọn làm màu sắc chủ đạo của toàn video để củng cố thêm nhận diện của người xem về thương hiệu của Công ty. Kèm theo đó, để kết nối sâu với nhiều người xem thuộc nhiều thế hệ, video đã so sánh và đối chiếu sự thay đổi của truyền thống tháng Ramadan qua các thời đại. Cuối cùng, video kêu gọi mọi người hành động bằng cách đăng kí các dịch vụ để họ có thể giữ liên lạc với gia đình ở bất cứ đâu, trong bất cứ tình huống nào. 

Và kết quả, chiến dịch này đã thành công. Trong 24 giờ đầu tiên, video đã vượt mốc 1 triệu lượt xem. Hơn nữa, tỷ lệ xem đã vượt gấp đôi kết quả video Ramadan năm 2021 của thương hiệu. Đặc biệt, có tới 79% dân số Ai Cập có sử dụng Youtube đã được tiếp cận thông qua chiến dịch này. 

Giám đốc quảng cáo của WE – Ông Ahmed Nageb, kết luận rằng: “Youtube là một trong những nền tảng quan trọng nhất giúp chúng tôi thực hiện được chiến dịch quảng cáo của mình một cách hiệu quả nhất. Youtube có tệp đối tượng rộng và trải dài, đồng thời có thể nhắm mục tiêu thông qua các định dạng và thiết bị quảng cáo khác nhau. từ đó nhà quảng cáo thể đạt được phạm vi tiếp cận tối đa, đồng thời đạt được những mục tiêu đã đề ra cho chiến dịch của mình.

BMW giúp người xem háo hức, muốn xem nhiều hơn nữa!

Năm ngoái, BMW đã ra mắt một chiến xe thể thao BMW iX chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên tại Hoa Kì. Để quảng cáo cột mốc quan trọng này trong đúng thời gian diễn ra giải Super Bowl, BMW đã tạo một quảng cáo video dựa trên kịch bản siêu anh hùng dài 60 giây. Trong video nhìn thấy thần Zeus – vị thần đại diện cho thần bầu trời và sấm sét trong thần thoại Hy Lạp – đi nghỉ hưu ở Palm Springs và tìm lại tia sáng của mình khi được vợ tặng cho chiếc BMW iX.

Để mở rộng phạm vi tiếp cận trong thời điểm này, BMW đã chọn Youtube là nền tảng chính. Albrecht Pagenstert, người đứng đầu bộ phận tiếp thị thương hiệu của BMW, giải thích: “YouTube là một bộ khuếch đại nội dung tuyệt vời, có thể tăng quy mô người xem theo cấp số nhân. Chúng tôi chạy quảng cáo 1 lần trong các livestream Super Bowl và nhận được hàng triệu lượt xem”

Chiến lược của BMW chính là tiếp cận những người hâm mộ Super Bowl. Sau khi chiến dịch đạt được mức độ quan tâm cao nhất của người xem trong YouTube AdBlitz, BMW đã lên chiến lược để đáp ứng nhu cầu muốn xem thêm nội dung của người xem. Cụ thể, họ đã phát hành các video hậu trường, bao gồm các cuộc phỏng vấn với dàn diễn viên và đạo diễn toàn sao của quảng cáo anh hùng này.

Khán giả không thể hiểu hết chiến dịch của BMW. Trên thực tế, nhiều người bình luận trên YouTube rằng họ muốn Youtube chuyển thể video anh hùng thành một bộ phim. Cuối cùng, video đã thu hút được 17 triệu lượt xem và 970.000 lần nhấp. Ngoài việc được công nhận trên Bảng xếp hạng quảng cáo của YouTube ở Hoa Kỳ , BMW còn giành được vị trí thứ 7 trong Công cụ đo quảng cáo của USA Today.

Kết

HBO Max, WE và BMW đã thành công rực rỡ với các quảng cáo video và thu hút được các đối tượng quan trọng. Bằng cách điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp với các xu hướng phổ biến trên YouTube, tạo quảng cáo riêng cho các nền tảng khác nhau,… những thương hiệu này đã thành công nhờ cách kể chuyện hấp dẫn với sức mạnh của YouTube.

Categories
Blog News

Gợi ý từ Google Play: Giảm lượt gỡ cài đặt ứng dụng bằng tính năng lưu trữ tự động

Khi người dùng đang định tải thêm những ứng dụng mới, nếu thiết bị của họ không còn nhiều dung lượng trống, họ sẽ được gợi ý là giải phóng bớt những ứng dụng lâu không dùng để nhường chỗ lại cho ứng dụng mới. Tuy nhiên, đôi khi việc gỡ cài đặt hoàn toàn những ứng dụng cũ, bao gồm tất cả dữ liệu là điều không thực sự cần thiết.

Vậy nên, để giảm số lần gỡ cài đặt không cần thiết mà vẫn giúp người dùng cài đặt thành công ứng dụng mới, một tính năng mới đã được ra mắt: Tự động lưu trữ. Sau khi user đồng ý tham gia, tính năng lưu trữ tự động này có thể giúp họ tự động giải phóng tới gần 60% dung lượng lưu trữ của ứng dụng mà không cần phải gỡ cài đặt ứng dụng ra khỏi máy

Tự động lưu trữ là gì? 

Các ứng dụng đã được lưu trữ được hiển thị bằng các biểu tượng đám mây, và vẫn còn trên thiết bị của người dùng

Tự động lưu trữ là một tính năng mới, cho phép người dùng giải phóng dung lượng trên thiết bị của họ mà không cần phải gỡ cài đặt hoàn toàn ứng dụng. Sau khi lựa chọn sử dụng tính năng này, các ứng dụng không được sử dụng thường xuyên sẽ bị xóa một phần khỏi thiết bị để tiết kiệm dung lượng, trong khi biểu tượng ứng dụng hiển thị trên màn hình và dữ liệu ứng dụng cá nhân của người dùng sẽ vẫn còn được giữ nguyên.

Khi người dùng muốn bắt đầu sử dụng lại ứng dụng, họ chỉ cần nhấn vào icon để tải xuống lại, và ứng dụng sẽ được khôi phục hoàn toàn dữ liệu (Miễn là ứng dụng vẫn có sẵn trên Google Play)

Như thế nào là đủ điều kiện lưu trữ tự động? 

Tính năng tự động lưu trữ chỉ khả dụng cho các nhà phát triển có sử dụng App Bundle để xuất bản ứng dụng. Nếu ứng dụng của bạn có hỗ trợ lưu trữ, thì người dùng sẽ ít có khả năng thấy ứng dụng đó xuất hiện trong số các đề xuất gỡ cài đặt. 

Vậy làm thế nào để tính năng này hoạt động? 

Người dùng có thể chọn tự động lưu trữ chỉ với vài bước: 

  1. Người dùng cố gắng cài đặt một ứng dụng mới khi thiết bị hết bộ nhớ
  2. Một cửa sổ pop-up hiện lên hỏi người dùng có muốn bật tự động lưu trữ hay không? 
  3. Nếu người dùng chọn bật tự động lưu trữ, các ứng dụng không sử dụng trên thiết bị của user sẽ được tự động lưu trữ để giải phóng đủ dung lượng cần thiết cho ứng dụng mới

Có thể nói, tự động lưu trữ là một cách dễ dàng để người dùng quản lý bộ nhớ thiết bị và là một phương án tuyệt vời để các nhà phát triển giảm khả năng ứng dụng của họ bị gỡ cài đặt.

Categories
Blog News

Báo cáo của Google về thị trường Game 2022: IAP sụt giảm nhưng mức sử dụng cao kỷ lục!

Thời gian vừa qua, Google đã tổng kết số liệu về thị trường Game 2022 thông qua báo cáo. Eco Mobile sẽ mang báo cáo này đến với bạn, hy vọng bạn có thêm một góc nhìn mới!

  1. Những con số tổng quan: Mặc dù doanh thu IAP chịu áp lực lớn từ lạm phát, nhưng mức sử dụng lại đang ở mức kỷ lục, cao nhất mọi thời đại!
  • Lượt tải xuống mới: Đạt 255 tỷ (tăng trưởng 11% so với cùng kỳ năm ngoái). Tức là, cứ mỗi phút lại có đến 485.000 ứng dụng được download xuống trong suốt năm 2022.
  • Số tiền user chi tiêu trên cửa hàng ứng dụng: Đạt 167 tỷ (Giảm 2% so với cùng kỳ. Tức là, cứ mỗi phút lại có tới $318.000 được chi tiêu trong suốt năm 2022
  • Thời gian sử dụng của mỗi user: 5 Giờ (tăng 3% so với cùng kỳ)
  • Số tiền chi tiêu quảng cáo trên thiết bị di động: $336 tỷ (Tăng 14% so với cùng kỳ) – Tương đương với quốc gia thứ 44 trên bảng xếp hạng GDP.
  • Tổng số giờ đã sử dụng: 4.1 nghìn tỷ giờ (tăng trưởng 9% so với cùng kỳ)
Những con số đại diện cho thị trường
  1. Những thị trường có user sử dụng ứng dụng trên 5 giờ mỗi ngày

Khi phân tích 10 thị trường hàng đầu, thời gian sử dụng ứng dụng trung bình mỗi ngày đã đạt 5 tiếng 2 phút, tăng 9% so với năm 2020 trong thời gian bắt đầu có dịch Covid. 

Người dùng ở India, Brazil, Ả rập Sau-di, Singapore, Hồng Kông đã sử dụng các ứng dụng trên thiết bị di động hơn 5 giờ mỗi ngày

Tại 3 thị trường: Ả rập, Australia và Singapore, thời gian sử dụng của người dùng đã được ghi nhận là tăng nhanh nhất trong lịch sử với lần lượt 68%, 67% và 62%.

Trung bình số giờ 1 người dùng đã sử dụng trong 1 ngày
  1. Lượt tải ứng dụng xuống vẫn tiếp tục tăng, trong khi doanh thu IAP đang giảm.

Thị trường toàn cầu đã ghi nhận sự sụt giảm doanh thu 2% so với cùng kì năm ngoái

Nhưng ở thị trường Đài Loan, Brazil, Hồng Kông và Mexico đã đi ngược lại với xu hướng và tăng trưởng lần lượt là 15%, 22%, 34% và 17%

Lượt tải xuống tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Pakistan đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc với 35%

Biểu đồ doanh thu – download từ năm 2018 đến 2022

Thị trường game bị ảnh hưởng nhiều bởi sự sụt giảm chi tiêu IAP

Do thị trường Game chiếm tới 60% của Game&Apps, nên sự sụt giảm chi tiêu IAP của người dùng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường này

Số lượng trò chơi có doanh thu chạm mốc 10 triệu đô, 100 triệu đô và 1 tỷ đô đều giảm, lần lượt là -1%, -4% và -33% theo năm. 

  1. Chỉ số ecpm ảnh hưởng đến thị trường IOS nhiều hơn đáng kể so với Android

Hãy nhìn vào biểu đồ bên dưới để có được cái nhìn tổng quan hơn

Đó là sơ qua thị trường game, vậy còn thị trường app thì sao? Chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn những dữ liệu chính khi so sánh với mảng game!

Chi tiêu cho mảng app nhiều hơn mảng game

Tưởng chừng thị trường game đã đạt được cú hit lớn trong năm 2022, nhưng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, thị trường app đã chứng minh có thể linh hoạt và thích nghi hơn, khi đại diện cho những dịch vụ “cần phải có” vì chi tiêu của người dùng không bị ảnh hưởng quá nhiều!

Để có được đánh giá khách quan hơn, hãy nhìn vào biểu đồ chi tiêu của người dùng khi so sánh thị trường app và game từ Quý 1 năm 2017 cho đến Quý 2 năm 2022:

Biểu đồ chi tiêu của người dùng khi so sánh thị trường app và game từ Quý 1 năm 2017 cho đến Quý 2 năm 2022:

Thị trường app đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong bối cảnh kinh tế suy thoái

Khi thống kê số liệu, có một sự thật: Thị trường app vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp những khó khăn của bối cảnh kinh tế. Chính điều này cho thấy khả năng phục hồi và không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường chung. 

Cụ thể, khi xét trên cả 2 yếu tố: Lượt tải xuống và Lợi nhuận của năm 2022, nhiều danh mục của thị trường ứng dụng vẫn đang tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ. Hãy nhìn vào biểu đồ sau đây để biết thêm chi tiết: 

Tổng kết

Sau những số liệu trên, hãy cùng chúng tôi rút ra kết luận để đi đến “bài học” cho năm mới 2023: 

  1. Đa dạng hóa đồng nghĩa với cơ hội

Đừng bó buộc bản thân vào trong những chiếc hộp của năm cũ! Thể loại, thị trường, khả năng kiếm tiền đều là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng trong bối cảnh thị trường kinh tế có nhiều điều bất ổn của năm 2023. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ, và đầu tư vào nhiều lĩnh vực tiềm năng, để tăng thêm cơ hội thành công.

  1. Vấn đề về trải nghiệm người dùng nên được đặt lên hàng đầu!

Việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm tốt hơn sẽ mang lại cho bạn những lợi thế cạnh tranh nhất định. Đặc biệt, trải nghiệm người dùng cũng là một trong những yếu tố chính để thúc đẩy doanh thu

  1. Đặt những mục tiêu mới trong hành trình marketing!

Việc giữ chân người dùng và có được những người dùng giá trị cao nên là một mục tiêu lớn trong tiến trình marketing 2023 của bạn!

  1. Hãy nhìn bức tranh toàn cảnh và lâu dài hơn

năm 2021 qua đi đã để lại một bài học rất lớn: Trong khó khăn cũng có thể có những “cơ hội vàng”. Tương tự, bạn nên nhìn nhận khó khăn của năm 2023 theo hướng tích cực để tự lập cho mình một chiến lược kinh doanh thực tế hơn!