Categories
News

Google tiếp tục mở rộng “Thử nghiệm thanh toán do người dùng lựa chọn” (User Choice Billing) dành riêng cho mảng Apps

Vậy nên, thông báo mới nhất của Google vào đầu năm 2022 đã cho thấy họ đang bắt đầu khám phá các tùy chọn thanh toán mở rộng trên Google Play thông qua Thử nghiệm các hình thức thanh toán do người dùng lựa chọn. 

Trọng tâm của chương trình thử nghiệm này chính là để mang lại cho người dùng phương thức thanh toán tốt nhất, thay vì cố định việc mua hàng trong ứng dụng đã áp dụng bấy lâu nay. 

Những user được tham gia được cung cấp 1 hệ thống thanh toán bổ sung song song với hệ thống thanh toán cũ của Google Play. Mục tiêu của họ là cải thiện sự phức tạp của hệ thống thanh toán hiện tại và mang lại trải nghiệm người dùng tích cực và an toàn. 

Sự tham gia của những đối tác lớn

Khi thử nghiệm chương trình này, Google chọn Spotify làm đối tác đầu tiên. Cho đến thời điểm hiện tại, Spotify đã bắt đầu triển khai thanh toán cho những người dùng ở một số quốc gia. Google rất hy vọng thu được những ý kiến khách quan để cải tiến hình thức thanh toán.

Spotify là nền tảng đầu tiên ứng dụng hình thức thanh toán linh hoạt của Google

Sau Spotify, Bumble cũng hợp tác với Google để thử nghiệm hình thức thanh toán do người dùng lựa chọn. Dự kiến, người dùng của Bumble cũng sẽ nhìn thấy những lựa chọn thanh toán khác trong những tháng tới. 

Bumble cũng nối gót Spotify

Thử nghiệm thanh toán do người dùng lựa chọn kéo dài ra 35 quốc gia!

Nhận thấy sự quan tâm mạnh mẽ từ tất cả các nhà phát triển ứng dụng trên khắp thế giới, nên vào tháng 9 vừa qua, Google đã mở rộng thử nghiệm cho tất cả các nhà phát triển app (không phải games). Cùng với đó, Google cũng đã cung cấp các thông tin về điều kiện và yêu cầu (bao gồm các nguyên tắc tạm thời) để các nhà phát triển app có thể tuân theo. Dịch vụ thanh toán do người dùng lựa chọn sẽ khả dụng ở Úc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và khu vực kinh tế Châu Âu.

Cho đến ngày 10/11/2022 vừa qua, Google nhận thấy những dấu hiệu tích cực dựa trên phản hồi ban đầu đến từ các nhà phát triển và người dùng, nên họ đã mở rộng thử nghiệm này cho những người dùng ở Hoa Kỳ, Brazil và Nam Phi. 

Những vùng đang được áp dụng thử nghiệm

Mặc dù đây vẫn chỉ đang là một chương trình ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng Google rất khuyến khích các nhà phát triển đủ điều kiện và đáp ứng được các yêu cầu sẽ tham gia để triển khai hoạt động thanh toán mới này cho nhiều người dùng hơn. 

Để bắt đầu tìm hiểu về điều kiện để được vào danh sách thí điểm cũng như các yêu cầu của Google, bạn có thể truy cập vào Trung tâm Trợ giúp Tại Đây

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Categories
News

Google Play nâng cao tiêu chuẩn về chất lượng ứng dụng

Có thể nói, chất lượng ứng dụng trên Google Play là một trong những điều được quan tâm nhiều nhất. Người dùng Android luôn mong đợi một trải nghiệm tuyệt vời khi tải các ứng dụng xuống. Vì vậy, Google sẽ ngày càng support và cho các ứng dụng chất lượng tốt hiển thị trên Play Store nhiều hơn. 

Một trong những cách quan trọng nhất để nâng cao chất lượng ứng dụng và thu hút nhiều người dùng hơn là tập trung cải thiện các lỗi đang tồn tại. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lược dịch các ý quan trọng trong báo cáo của Google về chất lượng kĩ thuật mới mà họ đang áp cho các ứng dụng

Điều chỉnh định nghĩa về chất lượng kỹ thuật đối với trải nghiệm của người dùng

Hiện nay, Android Vitals là công cụ mà bạn có thể sử dụng để theo dõi chất lượng ứng dụng về mặt kỹ thuật trên Google Play. Trong đó bao gồm cả các chỉ số về hiệu suất và độ ổn định của ứng dụng. Các chỉ số quan trọng nhất được gọi là core vitals và chúng sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng hiển thị của ứng dụng của bạn trên Google Play. 

Những chỉ số mới trong Core Vitals

Trong tương lai, Google sẽ thay thế các chỉ số hiện tại của Core Vitals bằng cách tập trung vào người dùng hơn. Họ tin rằng chỉ số này sẽ thực sự phản ánh được trải nghiệm người dùng, và liên quan mật thiết đến lượt gỡ cài đặt app. Cụ thể:

  • Tỷ lệ sự cố (crash) do người dùng cảm nhận: Tỷ lệ phần trăm daily active user gặp phải ít nhất 1 sự cố đáng chú ý
  • Tỷ lệ ANR do người dùng cảm nhận: Tỷ lệ phần trăm daily active user gặp phải ít nhất một lỗi ARN đáng chú ý
Hai chỉ số mới theo mô tả của Google

Tuy nhiên, Google vẫn giữ ngưỡng hành vi xấu là 1,09% với crash và 0,47% với ANR. Để tối đa hóa khả năng hiển thị trên Google Play, điều quan trọng là phải duy trì dưới các ngưỡng này.

Đánh giá chất lượng trên mỗi kiểu điện thoại

Chất lượng ứng dụng về mặt kỹ thuật có thể khác nhau giữa các thiết bị. Ví dụ, một ứng dụng có thể ổn định và mượt mà trên một vài kiểu điện thoại, nhưng lại rất tệ trên một số thiết bị khác. 

Vậy nên, Google đã giới thiệu một ngưỡng hành vi mới được đánh giá dựa trên các mẫu điện thoại. Và ngưỡng này sẽ là 8% cho cả crash và ANR.

Nếu ứng dụng của bạn vượt quá ngưỡng hành vi xấu 8% trên bất cứ thiết bị nào thì Google cũng có thể giảm khả năng hiển thị của ứng dụng trên kiểu điện thoại đó. Cảnh báo này sẽ áp dụng vào ngày 30/11/2022

Ví dụ: Người dùng sẽ thấy cảnh báo này nếu kiểu điện thoại của họ bị vượt ngưỡng hành vi xấu 8%

 Mặc dù Google đang bắt đầu ở mức 8%, nhưng thực chất, họ muốn các chỉ số về độ ổn định trên tất cả các thiết bị đều thấp hơn 2%. Bạn nên bắt đầu kiểm tra những thông số này sớm vì họ sẽ sớm nâng ngưỡng chất lượng hành vi xấu trong thời gian gần, có thể là năm 2023.

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Categories
Sản Phẩm

Chúc mừng ứng dụng SlideShow đạt 35.000.000 lượt tải: Sự cố gắng, nỗ lực của cả team!

Cũng giống như các sản phẩm khác, sự thành công của Slideshow không được tạo nên bởi riêng cá nhân nào, mà là sự cố gắng, phấn đấu của cả 1 team trong suốt 3 năm qua. Họ đã cùng nhau trải qua những khó khăn, học được những bài học và thực sự phát triển bản thân!

Slideshow – ứng dụng làm video đơn giản từ ảnh

Chia sẻ về lý do chọn SlideShow, team đã chia sẻ rằng sau khi nghiên cứu thị trường, nhận thấy ứng dụng có thị trường lớn, người dùng rất có nhu cầu. Chưa kể, thời điểm tháng 12/2019 đã nhen nhóm sự phát triển của các mạng xã hội video, nên tiềm năng của những ứng dụng hỗ trợ chỉnh sửa video cơ bản là hoàn toàn có. 

Nhưng thay vì làm những ứng dụng quá phức tạp, thì team lại chọn đi theo tệp user thích sự nhanh chóng, thuận tiện và đơn giản. Với tính năng ban đầu là làm một video trình chiếu từ tối đa 60 ảnh, thì hiện tại sản phẩm đã có thêm những tính năng sau: 

  • Lồng ảnh vào video
  • Thêm nhạc vào video
  • Thêm khung màu sắc vào video
  • Thêm hiệu ứng chuyển cảnh
  • Điều chỉnh thời gian 
Những tính năng chính của ứng dụng

Điểm nổi bật của Slideshow gồm có: 

  • Bạn có thể sử dụng tới 60 ảnh để tạo nên video
  • Có hơn 100 bản nhạc có sẵn trong ứng dụng
  • Có thể sử dụng chính những bản nhạc hiện có trong máy để cá nhân hóa video của bạn
  • Có hàng trăm hiệu ứng chuyển cảnh độc đáo
  • Có nhiều khung theo chủ đề khác nhau như: Noel, tình yêu, mùa hè, đám cưới, tiệc tùng,…

Cùng chúc mừng ứng dụng Slideshow đạt 35 triệu lượt tải!

Cho đến thời điểm hiện tại, ứng dụng đã đạt mốc 35.000.000 lượt tải, các chỉ số khác như thứ hạng từ khóa chính của ứng dụng đều đang nằm trong top 1-3, và retention D1 đang ổn định ở mức 29-30%

Team cũng biết ứng dụng còn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lỗi và nhiều điểm để cải thiện. Hiểu được điều đó, team đang lắng nghe người dùng để dần hoàn thiện từng ngày để mang đến cho người dùng một sản phẩm chỉnh chu với trải nghiệm mượt mà nhất!

Thị trường chính của ứng dụng Slideshow

Mong rằng với những cố gắng đó, ứng dụng sẽ ngày một hoàn thiện, làm hài lòng user và giúp team chinh phục được những cột mốc mới trong công việc làm app của mình!

Bạn có thể tải thử app Slideshow của Eco Mobile TẠI ĐÂY

Để hiểu thêm về hành trình làm app, những bài học khi làm ứng dụng của Eco Mobile, bạn có thể đọc các bài viết khác TẠI ĐÂY

Categories
Marketing Mobile App Blog

Cách tăng lượt user tự nhiên trên Google Play

Hiện tại, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Nếu như 5 năm về trước, bạn chỉ cần tối ưu tốt phần ASO, là ứng dụng hoàn toàn có thể có traffic tự nhiên, có doanh thu và thậm chí là có lãi. Nhưng ở thời điểm hiện tại, việc có lãi, có người dùng đã khó khăn và tốn kém hơn khi phải liên tục chạy ads để có được user. Không phải là Google không còn support những traffic organic, mà chính thị trường đã tự cạnh tranh quá khốc liệt để có được user quý giá. 

Tuy nhiên, việc có user tự nhiên cũng không hẳn là không thể. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa cho bạn 3 hướng để có được lượng user tự nhiên trên Google Play.

Phần 1: Tăng lượt tải tự nhiên nhờ tăng thứ hạng từ khóa

Trước khi tải, bạn cần giúp người dùng nhìn thấy ứng dụng. 

Đầu tiên, khi họ tìm kiếm những ứng dụng nhập những từ khóa liên quan đến ứng dụng mong muốn vào phần search của Google Play. Khi đó, nếu ứng dụng có thứ hạng từ khóa cao, thì kết quả sẽ được hiện lên những vị trí đầu, người dùng sẽ nhìn thấy ứng dụng của bạn dễ dàng hơn. 

Hãy giúp người dùng tìm thấy ứng dụng sau khi họ nhập từ khóa vào thanh search

Vậy nên, khi nói về tăng lượt tải tự nhiên, đa phần mọi người sẽ nghĩ đến tăng thứ hạng từ khóa. Tuy nhiên, để tăng thứ hạng từ khóa lại là một quá trình dài, cần sự kiên trì và thời gian. Trong bài viết này, Eco Mobile xin được nói ngắn gọn về những yếu tố liên quan mật thiết đến việc tăng thứ hạng từ khóa:

Trên con đường tối ưu hóa ASO (AppStore Search Optimized) việc viết và tinh chỉnh content là điều vô cùng quan trọng để giúp cho Bộ máy tìm kiếm của Google có thể đọc và phân loại được những từ khóa của bạn. Đây cũng là yếu tố đầu tiên để quyết định việc hiển thị cũng như thứ hạng ứng dụng của bạn trong chợ ứng dụng của Google play. 

ASO là khái niệm đã tương đối quen thuộc với người phát triển ứng dụng

Có những bước sau để thăng hạng được từ khóa:

  • Bước 1: Nghiên cứu thị trường và tìm ra bộ từ khóa phù hợp
  • Bước 2: Tối ưu hóa ASO thông qua các thành phần chính
  • Bước 3: Phân bổ từ khóa phù hợp và liên tục thử nghiệm bài mô tả dài, dùng các phương pháp để tăng thứ hạng từ khóa

Cụ thể,

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và tìm ra bộ từ khóa phù hợp

Việc đầu tiên của việc làm ASO là chọn bộ từ khóa. Đầu tiên, bạn hãy xác định từ khoá trong ASO. Từ khoá của ứng dụng là một tập hợp các từ và cụm từ mà người dùng nhập vào thanh tìm kiếm để tìm kiếm về ứng dụng của bạn. 

Để chọn ra được bộ từ khóa, bạn có thể cân nhắc dựa theo các yếu tố: 

  • Thị trường và đối thủ cạnh tranh đang sử dụng những từ khóa gì? Từ khóa chính có đại diện cho thị trường bạn đang muốn hướng tới không?
  • Volume tìm kiếm về từ khóa đó có cao không?
  • Độ cạnh tranh từ khóa như thế nào? 

Vậy nên, bạn nên tìm kiếm bộ từ khóa phù hợp thông qua: Một bộ từ khóa nên có từ 1-2 từ khóa chính và từ 3-5 từ khóa phụ

  1. Từ khóa trên các tool gợi ý: Phân tích số liệu từ đối thủ, thị trường và chọn ra từ khóa phù hợp
  2. Tìm trên các gợi ý của Google Play, Google Search khi tìm ứng dụng tương tự

Một số công cụ phân tích từ khóa bao gồm:

Giao diện của Sensor Tower

Bước 2: Tối ưu hóa ASO thông qua các thành phần chính: 

Sau khi đã có từ khóa, để thứ hạng từ khóa tăng, trước hết bạn cần giúp Google hiểu được những gì ứng dụng đang truyền tải. Chúng ta có thể tối ưu hóa content ASO với 5 thành phần chính như sau:

  1. Package Name
  2. Tên App (App Name)
  3. Mô Tả Ngắn(Short description) 
  4. Mô Tả Dài (Long description)
  5. Comment của người dùng

Bước 3: Phân bổ từ khóa phù hợp và liên tục thử nghiệm bài mô tả dài

  • Package name: Tối đa 3 từ khóa (1 từ khóa chính + 2 từ khóa phụ)
  • Tiêu đề: Tối đa 3 từ khóa (1 từ khóa chính + 2 từ khóa phụ)
  • Mô tả ngắn: 2 từ khóa chính hoặc 1 từ khóa chính + 1 từ khóa phụ
  • Mô tả dài: Từ khóa chính xuất hiện 3 lần, từ khóa phụ xuất hiện 1-2 lần (Phân bố đều theo bố cục bài viết để tránh spam)
  • Trả lời bình luận, xin rate cũng có thể cho từ khóa vào. 
  • Đưa từ khóa vào bài viết Backlink

Tuy nhiên, bài mô tả cần viết thật tự nhiên, thả từ khóa cố ý nhưng phải thật tự nhiên, không tạo cảm giác Spam và không cố tình Spam từ khóa

Bạn có thể tham khảo link ASO tham khảo: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.eco.note 

Sau khi bạn đã đặt được từ khóa hợp lý, bạn nên test nhiều phiên bản bài mô tả dài để tìm ra được phương án hợp lý nhất

Từ khóa thường được xuất hiện trong tiêu đề của ứng dụng

*Lưu ý: Một số điểm cần chú ý khi làm tối ưu ASO

  • Bài mô tả không được phép viết những từ gây nhầm lẫn khó hiểu, mang tính chất bạo lực, dung tục.
  • Không spam từ khóa trong bài mô tả và comment
  • Không Spam từ khóa, liệt kê ở cuối hoặc hashtag ở dưới
  • Từ khóa không được phép cố tình sai chính tả quá nhiều lần
  • Tuyệt đối không sử dụng các từ khóa thương hiệu lớn để tránh bị kiện vì vi phạm bản quyền
  • Đối với Tên, mô tả ngắn, mô tả dài đều có thể bản địa hóa theo các đất nước khác nhau, bằng cách dịch theo ngôn ngữ của nơi đó, sau khi dịch hãy kiểm tra để chắc rằng các thẻ của bạn không bị lỗi và đã được bôi đậm chính xác những từ khóa mà bạn muốn.
  • Để chắc chắn ASO có tác dụng tốt, bạn có thể test bằng cách đổi chỗ các từ khóa, bỏ in đậm hoặc thay đổi cách phân bố từ khóa trong bài mô tả sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Tăng thứ hạng từ khóa bằng quảng cáo

Khoảng 3- 5 năm về trước, Eco Mobile đã đẩy rất nhiều ứng dụng lên top cao chỉ nhờ tối ưu ASO tốt. Tuy nhiên, giờ đây việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thị trường có nhiều ứng dụng mới, và cũng có quá nhiều ứng dụng đã biết đến ASO và có chiến lược tốt.

Vậy nên, nếu không chạy quảng cáo và có được lượng user đủ lớn, thì sẽ rất khó để một ứng dụng có thể tăng thứ hạng từ khóa và có được traffic tự nhiên lớn. 

Tuy nhiên, hiện tại một số ứng dụng đang chạy quảng cáo với ngân sách từ lớn tới rất lớn. Khi ngân sách lớn như vậy, thì lưu lượng user từ khám phá sẽ tăng rõ rệt, do thứ hạng theo thể loại của app tăng. Chưa kể, lượt tải từ một số quốc gia được cho ngân sách quảng cáo cao cũng sẽ tăng. Từ đó, thứ hạng từ khóa của ứng dụng cũng sẽ tăng theo, thậm chí leo top rất nhanh. 

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không thực sự bền vững. Nếu bạn chỉ chạy quảng cáo mà không tìm cách tối ưu hóa ASO, thì khi ngân sách giảm đi, hoặc tắt quảng cáo, thì ngay lập tức thứ hạng từ khóa sẽ bị tụt mạnh, thậm chí bị mất, không còn lượt tải từ những từ khóa đã đứng top. 

Chạy quảng cáo là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển ứng dụng trong thời điểm hiện tại

Kết luận, khi phát triển ứng dụng trong thời điểm hiện tại, bạn không thể tách rời việc làm organic và chạy ads. Tuy nhiên, việc bỏ qua những traffic đến từ tự nhiên, chỉ chạy ads sẽ khiến ứng dụng gặp phải những rắc rối, lao dốc khi cắt giảm ngân sách chứ không phát triển bền vững. 

Để thảo luận chuyên sâu về ASO, bạn hãy tham gia cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Phần 2: Tăng lượng user tự nhiên trên Google Play nhờ khám phá trên Google Play

Ngoài cách tăng lượt user tự nhiên đã khá quen thuộc với nhiều người, thì trong bài viết này, Eco Mobile sẽ chia sẻ thêm về lưu lượng đến từ khám phá trên Google Play.

Lượt tải của user đến từ 2 nguồn chính: Tìm kiếm trực tiếp trên thanh tìm kiếm của Google, và app được đề xuất, xuất hiện trên các danh mục trong Google Play, được tính bằng cái tên “Lưu lượng từ khám phá”.

Google luôn có một bộ những quy tắc, những gạch đầu dòng về cách để ứng dụng tăng trưởng. Tuy nhiên, những quy tắc và tài liệu đó hoàn toàn được bảo mật chặt chẽ để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các bên làm sản phẩm, nên bạn sẽ không thể biết được tất cả các yếu tố giúp ứng dụng tăng lưu lượng khám phá. Nhưng theo kinh nghiệm làm app nhiều năm của các thành viên trong team phát triển sản phẩm, thì lưu lượng từ khám phá sẽ tăng trưởng mạnh dựa trên hai yếu tố: 

  1. Tốc độ tăng trưởng của ứng dụng

Tốc độ tăng trưởng của ứng dụng thường sẽ tăng lên nhanh nhất khi bạn tăng ngân sách chạy quảng cáo. Nói cách khác, việc chạy quảng cáo sẽ là cách nhanh nhất để đẩy số lượng user của bạn lên nhanh chóng. Khi đó, nếu ứng dụng có chất lượng ổn định, thì các thông số như: Lượng user download, Daily active user, doanh thu, số phiên, yêu cầu quảng cáo,… đều sẽ tăng trưởng. 

Đặc biệt, khi người dùng hài lòng với chất lượng sản phẩm, tiếp tục sử dụng lâu dài khiến retention và life time value tăng lên, thì rất có khả năng Google sẽ tiếp tục suggest cho ứng dụng vào tệp người dùng phù hợp hơn, từ đó đẩy cao khả năng scale của ứng dụng. 

Tốc độ tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới lượng user tự nhiên

Từ đó, tốc độ tăng trưởng của ứng dụng sẽ tăng nhanh, và sẽ dễ dàng tăng rank của ứng dụng trong phần thể loại, thậm chí là ở một số quốc gia. Chưa kể, ứng dụng của bạn có khả năng sẽ được xuất hiện ở chính phần “những ứng dụng tương tự” bên dưới một sản phẩm khác cùng tính năng.

Tuy nhiên, trường hợp trên chỉ xảy ra với những ứng dụng đã có chất lượng ổn định, người dùng có những trải nghiệm tốt. Còn với những sản phẩm còn nhiều lỗi, luồng có vấn đề, các tính năng chưa được đảm bảo, thì việc đẩy nhiều quảng cáo vào chỉ khiến ứng dụng lỗ nhiều hơn, vì user sau khi sử dụng thấy không phù hợp sẽ gỡ cài.

Cụ thể, bạn có thể nhìn vào biểu đồ sau đây: 

Trong tháng 8, team quyết định giảm ngân sách quảng cáo cho ứng dụng này. Vậy nên, lưu lượng từ khám phá của Google Play cũng ngay lập tức sụt giảm theo sự biến động của lưu lượng tổng. 

  1. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm cũng là một yếu tố rất quan trọng và được Eco Mobile ghi nhận trong quá trình làm việc. Cụ thể, với ứng dụng Applock, ngay sau khi team khắc phục được lỗi được ghi nhận trên Android Vitals và thêm thành công tính năng vân tay, thì lưu lượng người dùng đến từ khám phá đã tăng từ 3000 – 4000/ ngày lên tới gần 40.000/ ngày. Như vậy, lưu lượng khám phá đã tăng gấp 10 lần sau khi team cải thiện chất lượng và tính năng cốt lõi của sản phẩm. 

Ứng dụng Applock sau khi thêm tính năng vân tay

Kết luận: 

Có nhiều cách để bạn có thể tăng lượng user tự nhiên trên Google Play. Tuy nhiên, tất cả những cách đó đều nên đi từ việc muốn tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, mang lại cho người dùng trải nghiệm tốt. Vì chính điều đó sẽ mang lại cho bạn sự tăng trưởng bền vững nhất!

Để tìm hiểu và thảo luận chuyên sâu hơn về các vấn đề liên quan tới phát triển Mobile App và tăng trưởng ứng dụng bền vững, mời bạn tham gia nhóm cộng đồng App Master TẠI ĐÂY

Cộng đồng App Master

Để theo dõi những thông tin mới nhất về Mobile App, hãy like fanpage Eco Mobile ngay TẠI ĐÂY nhé!

Categories
Sản Phẩm

Chúc mừng ứng dụng Screen Recorder đạt 14.000.000 lượt tải!

Nói về lý do chọn làm ứng dụng Screen Recorder, team đã hé lộ rằng muốn tập trung vào tệp người dùng chơi game – làm game, chuyên dùng những ứng dụng để quay lại màn hình. Đây là một trong những thị trường cực lớn và rất tiềm năng.

Tính năng chính của Screen Recorder là gì?

Screen Recorder là công cụ hữu hiệu giúp người dùng tạo video bằng cách ghi lại màn hình điện thoại. Không quá phức tạp, chỉ cần vài nút bấm là user đã có thể quay và dựng video chuyên nghiệp.

  • Xuất được video Video Full HD: 240p đến 1080p, 60FPS, 12Mbps.
  • Quay lại màn hình, có chức năng ấn nút ghi trong khi ghi.
  • Có chức năng đồng hồ đếm ngược, dễ dàng  tạm dừng và tiếp tục quay
  • Có thể Ghi lại âm thanh bên trong và bên ngoài

Nhìn chung, với ứng dụng Screen Recorder, bạn hoàn toàn có thể ghi lại những khoảnh khắc nổi bật chỉ bằng một cú chạm! 

Video giới thiệu ứng dụng

Cùng chúc mừng ứng dụng Screen Recorder đạt 14 triệu lượt tải!

Cho đến thời điểm hiện tại, ứng dụng đã đạt được gần 14.000.000 lượt tải. Con số này tuy không quá lớn nhưng cũng giúp team khẳng định được con đường đang đi là đúng đắn và cố gắng tối ưu để ứng dụng chất lượng và đến gần với user hơn!

Một điểm chính tạo nên sự thành công của Screen Recorder là chạy ads. Thị trường của ứng dụng rất lớn, đi cùng với đó là sự cạnh tranh khốc liệt. Là một ứng dụng mới, nên rất khó để Screen Recorder có được thứ hạng từ khóa cao. Vậy nên, 90% lượt tải của ứng dụng đến từ quảng cáo.

Để có được thành quả như hôm nay, thì ứng dụng cũng đã phải trải qua một thời gian dài chịu lỗ. Để tìm hiểu thêm về case study của ứng dụng Screen Recorder, bạn có thể đọc TẠI ĐÂY

Hiện tại, ứng dụng vẫn chưa được hoàn chỉnh về luồng và audio. Team vẫn đang liên tục cải tiến chất lượng cho app mỗi ngày. Hy vọng với những nỗ lực đó, ứng dụng sẽ ngày càng phát triển.

Bạn có thể tải thử app Screen Recorder của Eco Mobile TẠI ĐÂY

Để hiểu thêm về hành trình làm app, những bài học khi làm ứng dụng của Eco Mobile, bạn có thể đọc các bài viết khác TẠI ĐÂY